Chủ đề: hướng dẫn nấu rượu nếp cẩm không bị chua
Rượu nếp cẩm là gì?
Đây là một loại rượu đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường tại Tây Bắc. Rượu được làm từ hạt gạo nếp cẩm(hạt có màu đen pha với màu nâu đỏ) và men rượu. Đây là loại rượu có giá trị dinh dưỡng cao. Vì trong gạo nếp cẩm có rất nhiều phẩm chất tốt cho sức khỏe.
Điểm đặc biệt của rượu nếp cẩm là:
Đây là loại rượu ủ với nếp cẩm lên men mà không chưng cất.
Nhiều người chưa nấu thì sẽ nghĩ rượu nếp cẩm nấu rất dễ. Tuy nhiên, trường hợp rượu bị chua là vấn đề mà nhiều người mắc phải.
Sau đây, Tuấn Minh sẽ chia sẻ thông tin về vấn đề này để Quý vị không mắc phải nhé!
Công dụng của rượu nếp cẩm
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã công bố cơ sở dữ liệu về các dưỡng chất có trong gạo nếp cẩm. Trong đó:
- Chứa hàm lượng protein cao nhất khoảng 9% trọng lượng khô. Trong khi đó các loại hạt gạo khác chỉ có khoảng 7%.
- Hàm lượng sắt sinh học cũng rất cao, đây là loại khoáng sinh học tự nhiên có vai trò quan trọng trong cấu trúc và chức năng hồng cầu. Đơn vị tế bào này giúp vận chuyển oxy đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể.
Ngoài ra, nếp cẩm còn có nhiều công dụng khác tốt cho sức khỏe như:
- Chứa nhiều chất chống oxy hóa;
- Rất giàu hoạt chất sinh học anthocyanin;
- Giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
- Phòng chống ung thư hiệu quả;
- Hỗ trợ sức khỏe cho đôi mắt;
- Gluten-free (không có Gluten) giúp hỗ trợ sức khỏe đường ruột
- Hỗ trợ chức năng gan
- Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Nguyên nhân tại sao nấu rượu nếp cẩm bị chua
Rượu nếp cẩm bị chua có thể do các nguyên nhân sau:
- Do quá trình lên men không đảm bảo. Nhất là vào mùa nóng nhiệt độ tăng cao. Hoặc quá trình lên men cũng gặp nhiều khó khăn trong mùa đông vì nhiệt độ quá lạnh;
- Lỗi do quá trình ủ men bị kéo dài thời gian;
- Tỷ lệ men rượu không chuẩn;
- Chất lượng men không đảm bảo….
- Bị tồn dư hàm lượng các chất hữu cơ lơ lửng trong rượu.
Hướng dẫn nấu rượu nếp cẩm không bị chua:
Khi nấu rượu nếp cẩm, Qúy vị hãy chú ý khâu lên men vì khi rượu bị chua sẽ rất khó xử lý.
Qúy vị có thể tham khảo quy trình nấu rượu nếp cẩm như sau:
Bước 1: chuẩn bị nguyên liệu ngâm rượu nếp cẩm:
Đây là công thức để làm rượu nếp cẩm với 2 lít rượu trắng cần 4kg gạo và 200g men. Nếu nấu số lượng nhiều hơn, Qúy vị tăng đều tỷ lệ nguyên liệu nên.
Nguyên liệu gồm:
- Men rượu (nên dùng men rượu thuốc bắc truyền thống). Loại men này được làm từ nhiều loại thảo dược quý và có đặc tính cay, nóng.
- Gạo nếp cẩm: Nếp được chọn phải có hạt tròn, mẩy, kích thước dài và có màu sắc tự nhiên đặc trưng của loại gạo này. Gạo không được dùng gạo có mùi ẩm mốc.
- Rượu trắng: chọn loại rượu ngon, khoảng 40 độ.
- 1 vỏ bình thủy tinh để ngâm rượu: bình phải có nắp đậy kín và miệng lọ phải rộng.
Chú ý
- Chọn loại men ngon và tốt. Men này là men ngọt, không phải men đắng để dùng nấu rượu trắng. Men phải mới, có màu sáng và mùi thơm dịu, không bị ẩm mốc.
- Hiện nay, có 2 loại gạo nếp cẩm là gạo màu đỏ đậm và gạo tím đen. Cả 2 loại này đều có thể sử dụng được.
- Ngoài ra, nếp cẩm ngâm rượu ngon nhất được thu hoạch cách lúc ngâm rượu nếp cẩm 3 tháng.
- Rượu trắng ngâm là rượu đã được loại bỏ các tạp chất hữu cơ lơ lửng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến rượu bị chua.
- Ngoài bình thủy tinh, Qúy vị cũng có thể dùng chum sành để ngâm. Nhưng dùng lọ thủy tinh sẽ dễ dàng theo dõi quá trình ngâm và bắt mắt hơn.
- Lọ thủy tinh trước khi ngâm rượu phải rửa sạch và úp ngược để ráo nước trước. Qúy vị cũng có thể dùng khăn sạch lau thật khô.
Bước 2: tiến hành làm cơm rượu (nấu rượu nếp cẩm không bị chua):
Đầu tiên: nhặt hết thọc, sạn hay các hỗn tạp ra khỏi gạo. Vo gạo sạch rồi ngâm gạo qua đêm cho gạo nở và mềm (thời gian khoảng 8-10 tiếng).
Tiếp theo:
Cho gạo vào nồi nấu thành cơm nếp. Vì gạo đã ngâm qua đêm nên chỉ cho nước săm sắp ngang mặt gạo, nếu nhiều nước sẽ bị nhão.
Để dễ hình dung, Qúy vị có thể liên tưởng tới quy trình thổi xôi nếp thông thường. Cơm nếp cẩm sau khi nấu xong không quá nhão hay quá khô.
Mẻ rượu có đạt yêu cầu hay không phụ thuộc rất nhiều vào bước này.
Bước 3 rải men (nấu rượu nếp cẩm không bị chua):
Khi cơm đã chín mềm, Qúy vị rải cơm đều ra mâm cho nhiệt độ nguội bớt.
Trong lúc chờ cơm nguội, chúng ta sẽ lấy dao cạo bỏ đi phần vỏ trấu và lớp màng bên ngoài bánh men.
Sau đó, đem men rượu đi giã nhuyễn thành bột và chia làm 2 phần. chú ý: phải giã thật nhuyễn để rắc men được đều hơn.
Tiếp theo, khi cơm đã ấm tay lấy 1 phần men rải đều lên cơm nếp cẩm
Yêu cầu: phải rắc và trộn thật đều tay. Qúa trình lên men có đạt hiệu suất cao hay không sẽ phụ thuộc vào độ phân bổ đều của men rượu.
Tiếp theo, Rắc lốt phần men còn lại:
Qúy vị cho cơm nếp cẩm vào lọ thủy tinh đã khô đã chuẩn bị sẵn. ở bước này, thao tác rắc men như sau:
- Cứ một lớp cơm lại rải thêm 1 lớp men rượu mỏng.
- Sau khi rắc men xong, Qúy vị đậy nắp bình lại thật kín và bảo quản ở chỗ thoáng mát.
Chú ý:
- Để bình rượu ngâm ở nơi không có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào.
- Để ở chỗ càng tối càng tốt.
- Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản là từ 20 – 25 độ C.
- Sau khoảng 3 – 4 ngày, Quý vị mở nắp ra rồi cho thêm ít rượu trắng vào rồi lại đậy kín nắp.
Ngâm sau bao lâu thì uống được?
Qúy vị ngâm tiếp ít nhất trong 20 ngày là có thể bỏ ra uống được. Nhưng rượu nếp cẩm ngâm càng lâu rượu càng thơm ngon và hấp dẫn. Vì càng có nhiều thời gian rượu càng ổn định và xâm thực được hoàn toàn các dưỡng chất có trong gạo nếp cẩm.
Bước 4 đánh giá rượu thành phẩm (nấu rượu nếp cẩm không bị chua):
Rượu sau khi ngâm phải có màu đỏ tím và hương thơm nồng. Khi uống, rượu có vị cay cay ngọt ngọt mà không bị chua là mẻ rượu ngâm thành công.
Cơm rượu nếp cẩm rất bổ dưỡng, đây là món mà chúng ta vẫn ăn vào ngày mông 5 tháng 5 (tết diệt sâu bọ). Do vậy, Qúy vị có thể làm tăng lượng cơm để bớt lại 1 chút cho cả gia đình cùng ăn nhé.
Hy vọng với bài viết hướng dẫn nấu rượu nếp cẩm không bị chua sẽ giúp Qúy vị thành công với mẻ rượu của mình!
Quý vị tham khảo thêm về các thiết rượu như:
- nồi nấu rượu;
- tháp chưng cất;
- máy lọc rượu;
- máy lão hóa rượu.
https://thietbituanminh.com/danh-muc-san-pham/day-chuyen-san-xuat-ruou/