8 Nguyên nhân nấu rượu bị chua và 2 cách khắc phục hiệu quả

nguyên nhân khiến rượu bị chua

Nếu xét về lý thuyết thì quy trình nấu rượu khá đơn giản nhưng có 1 vấn đề mà người nấu dù đã có kinh nghiệm nhưng vẫn bị vướng phải, đó là rượu sau khi chưng cất bị chua. Vậy nguyên nhân nấu rượu bị chua và cách khắc phục vấn đề này như thế nào? Hãy cùng thiết bị Tuấn Minh tìm hiểu nhé!

nguyên nhân nấu rượu bị chua
nguyên nhân nấu rượu bị chua

Nguyên nhân nấu rượu bị chua?

Theo tìm hiểu cũng như chia sẻ của khách hàng đang sử dụng nồi nấu rượu Tuấn Minh thì có 8 nguyên nhân dẫn tới rượu bị chua như sau:

  1. Chất lượng men không đảm bảo.
  2. Tỷ lệ trộn men và cơm rượu không chuẩn.
  3. Rắc men khi cơm còn nóng dẫn tới làm chết men.
  4. Do nhiệt độ thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao.
  5. Thời gian ủ men quá dài.
  6. Công đoạn ủ nước bị hở.
  7. Công đoạn ủ khô quá kín. Lớp vải che đậy bị nhiễm khuẩn.
  8. Chưng cất rượu bằng nồi thủ công cũng rất dễ bị chua do lượng axit sinh ra trong quá trình lên men không được loại bỏ khi chưng cất.

Các lưu ý để nấu rượu không bị chua:

(nguyên nhân nấu rượu không bị chua)

men nấu rượu
men nấu rượu

Chọn men:

Vì nguyên nhân làm rượu bị chua chủ yếu là do men rượu, do vậy chỉ dùng men rượu còn mới, chưa bị bay màu, không có dấu hiệu bị ẩm mốc và phải có mùi thơm nhẹ đặc trưng của men. Đặc biệt, không dùng men rượu có chất lượng kém và không rõ nguồn gốc xuất xứ vì các loại men này thường chứa hóa chất độc hại tới sức khỏe người uống.

Trộn men:

Trước khi trộn, men phải được nghiền nhỏ để khi rắc men sẽ đều và dễ thẩm thấu vào cơm rượu hơn. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất men vì mỗi loại men sẽ có 1 tỷ lệ trộn khác nhau. Do đó, không nên chủ quan trộn men theo cảm tính cá nhân sẽ gây ra hiện tượng rượu bị đắng và chua.

Khi cơm rượu còn hơi ấm ấm thì tiến hành rắc men. Ở bước này yêu cầu người rắc thao tác phải đều, cứ 1 lớp cơm sẽ rắc 1 lớp men. Sau đó, lấy 1 tấm vải sạch phủ lên trên để tránh côn trùng, ruồi và bụi bẩn. Tùy vào thời tiết sẽ có thời gian lên men phù hợp, quá trình lên men hoàn thành khi có hiện tượng sủi bọt nước.

Ở bước này, người nấu cần chú ý về độ chín của cơm rượu. Không được nấu cơm khê, cháy, cơm quá nát hay quá khô mà cơm phải chín đều và có thời gian chín lâu hơn cơm ăn hàng ngày. Cơm rượu cũng chính là yếu tố quoan trọng trong kỹ thuật ủ men. Sử dụng tủ nấu cơm rượu là giải pháp tối ưu nhất cho các cơ sở sản xuất rượu quy mô lớn và vừa.

ủ men nước:

ở bước này yêu cầu phải kín gió tuyệt đối, chum ủ phải được vệ sinh sạch và phải để chum ủ ở chỗ thoáng mát, không bị ánh sáng chiếu trực tiếp. Về thời gian ủ sẽ khoảng 2 – 3 ngày nếu là mùa hè và khoảng 7 ngày nếu là mùa đông. Thời gian có thể dài hơn tùy theo loại rượu nấu do vậy hãy tìm hiểu kỹ về dòng rượu mà cơ sở đang sản xuất để có thời gian ủ phù hợp.

Để có đánh giá khách quan và đúc kết được công thức cũng như tỷ lệ chính xác. Quý khách nên có 1 cuốn nhật ký ghi chép về: thời gian, nhiệt độ, lượng cơm, lượng men và kết quả của mỗi lần chưng cất. Cuốn nhật ký sẽ là biểu đồ so sánh cụ thể nhất để tìm ra nguyên nhân cũng như công thức vàng để áp dụng và rút kinh nghiệm cho các lần ủ men sau.

Lựa chọn thiết bị chưng cất rượu:

Quá trình lên men thành công là chúng ta đã đi được 1 nửa quãng đường, giai đoạn quan trọng thứ 2 đó là tiến hành chưng cất bỗng rượu. Nếu sử dụng nồi thủ công và bị đun quá lửa dẫn tới hiện tượng sục trào cũng là nguyên nhân khiến rượu bị chua do chưa kịp loại bỏ các tạp chất phát sinh trong quá trình lên men.  Trong đó khi sử dụng nồi nấu rượu bằng điện hoặc lò hơi sẽ kiểm soát được nhiệt độ 1 cách tự động mà không mất thời gian giám sát toàn bộ quá trình chưng cất. Do vậy, sử dụng nồi nấu rượu hiện đại càng sớm càng tốt.

Cách khắc phục hiện tượng rượu bị chua:

(nguyên nhân nấu rượu không bị chua)

Cách 1: chưng cất lại.

  • Sau khi rượu lắng cặn bên dưới thì chắt rượu còn phần cặn thì bỏ đi.
  • Có thể hòa 1 ít nước vôi trong vào rượu rồi tiến hành chưng cất lại.

Cách này sẽ bị thất thoát 1 lượng rượu sau khi chưng cất lại.

Cách 2: sử dụng máy lọc rượu.

Ngoài để lọc cặn và các chất độc hại gây đau đầu, chóng mặt khi uống rượu thì thiết bị lọc rượu còn giúp loại bỏ các axit lơ lửng có trong rượu. Các tạp chất hữu cơ và các loại axit chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng rượu bị chua.

dây chuyền thiết bị sản xuất rượu
dây chuyền thiết bị sản xuất rượu

Hiện nay, nghành công nghiệp rượu nước ta cũng đã có nhìn nhận thay đổi về thiết bị chưng cất nhằm nâng cao chất lượng rượu Việt Nam. Các cơ sở nấu rượu đang thay đổi dần từ việc bỏ đi nồi đồng bếp củi truyền thống sang sử dụng dây chuyền thiết bị nấu rượu hiện đại.

1 dây chuyền thiết bị nấu rượu hiện đại gồm: máy xay men, bàn rải men, tủ nấu cơm, nồi chưng cất rượu bằng điện, hệ thống lọc rượu, máy lão hóa rượu và thiết bị hoàn thiện đóng chai.

Quý khách muốn đưa hoạt động kinh doanh sản xuất rượu của mình lên một tầm cao mới, hãy liên hệ ngay với chúng tôi (nghe hơi đa cấp nhưng là thật các bác ạ :)) ).

Xưởng sản xuất, trưng bày dây chuyền thiết bị sản xuất rượu và tư vấn trực tiếp các nguyên nhân nấu rượu bị chua:

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TUẤN MINH

Địa chỉ : Số nhà 30 Đường Miền Đông – Thôn Thượng – Xã Cự Khê – Huyện Thanh Oai – Hà Nội

Hotline: 0929.508.668

CSKH 24/7: 0929.508.668

mail: thietbituanminh@gmail.com

https://thietbituanminh.com/category/chia-se-cong-nghe/page/6/

1 thoughts on “8 Nguyên nhân nấu rượu bị chua và 2 cách khắc phục hiệu quả

  1. Pingback: 3 Quy Trình Nấu Rượu Truyền Thống Đạt Chuẩn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.