Chủ đề: cách chọn nguyên liệu nấu rượu
Các cụ có câu: “rượu cũng từ gạo mà ra, ta đây uống rượu như là ăn cơm”. Dựa vào câu thơ trên thì có thể khẳng định nguyên liệu nấu rượu phần lớn là gạo. Ngoài ra còn có các nguyên liệu khác là men và nước. Nếu không dùng gạo thì vẫn còn nhiều nguyên liệu khác để nấu rượu như: ngô, sắn, mía, chuối…
Nhưng trong bài viết này, Tuấn Minh sẽ đề cập tới gạo, men và nước.
cách chọn nguyên liệu nấu rượu – cách chọn gạo:
(cách chọn nguyên liệu nấu rượu)
Gạo có tầm ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và số lượng rượu. Giá thành của rượu cũng được quyết định bởi yếu tố này.
Gạo được xem là linh hồn để tạo nên những giọt rượu thơm ngon và tinh túy nhất. Gạo còn được gọi là hạt ngọc trời ban, vậy nên nấu rượu bằng gạo gì?
Các loại gạo được dùng để nấu rượu hiện nay như sau:
(cách chọn nguyên liệu nấu rượu)
Trên thị trường có khá nhiều loại gạo dùng để nấu rượu. Gạo nấu rượu thường là gạo vẫn còn nguyên cám. Tuy nhiên, phổ biến và thông dụng nhất vẫn là gạo nếp và gạo tẻ. Trong đó, gạo tẻ có giá thành rẻ hơn.
Cách loại gạo dùng nấu rượu hiện nay:
- Gạo nếp 203
- Gạo nếp cái hoa vàng
- Gạo nếp sáp thơm
- Gạo tẻ, gạo tấm – phế nấu rượu
- Gạo – tấm 504 cũ
- Gạo tẻ Khang Dân nấu rượu
- Gạo Tài Nguyên Chợ Đào
- Gạo tạp giao – Gạo nấu rượu giá rẻ
Cách chọn gạo ngon:
Chọn loại gạo mẩy, đều hạt, không bị mốc và hạn chế dùng loại gạo đã được xay xát bằng máy.
Nên dùng gạo nếp hay gạo tẻ:
Đối với gạo nếp:
Nên chọn loại gạo nếp cái hoa vàng nổi tiếng thơm ngon. Khi dùng loại gạo này nấu rượu thì chất rượu đậm đà, có vị thơm ngon đặc trưng.
Còn đối với gạo tẻ
Đây là loại gạo có giá rẻ hơn so với gạo nếp. Các loại gạo tẻ thường sử dụng để sản xuất rượu như gạo 504 hay gạo Khang Dân,…
Gạo nếp và gạo tẻ mỗi loại sẽ có một ưu thế riêng về chất lượng và giá thành.
Tuy nhiên rượu được nấu từ gạo nếp vẫn được đánh giá cao hơn hẳn so với rượu được nấu từ gạo tẻ. Bởi thực tế, gạo nếp vẫn có mùi hương và vị thơm ngon hơn gạo tẻ. Do vậy, rượu nếp thành phẩm cũng đậm đà và cho vị hậu ngọt hậu đặc.
Về phía gạo tẻ tuy vị rượu nhạt hơn nhưng giá cả sẽ rẻ hơn rất nhiều so với gạo nếp.
Ngoài ra, gạo tấm cũng được lựa chọn để nấu rượu. Do giá thành phải chăng lại cho sản lượng cao nên gạo này vẫn được ưu tiên lựa chọn
Tùy vào nhu cầu, mục đích và đối tượng khách hàng để lựa chọn loại gạo thích hợp. Nếu phục vụ cho đối tượng khách hàng cao cấp thì cần đầu tư vào nguyên liệu. Gạo càng thơm ngon thì vị rượu cũng đậm đà.
Nhưng nếu đối tượng khách hàng thuộc tầm trung thì gạo tẻ, gạo tấm lại là những lựa chọn phù hợp.
Vì sao nên dùng gạo còn nguyên cám?
Lớp lụa của gạo hay còn gọi là lớp cám rất quan trọng không được bỏ đi vì:
- Lớp cám này có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong các dưỡng chất như protein, lipid và các nguyên tố vi lượng và vitamin có lợi cho sức khỏe.
- Ngoài ra, Sử dụng gạo nguyên cám sẽ giúp cho rượu gạo thơm ngon và đậm đà hơn rất nhiều.
Cách chọn nguyên liệu nấu rượu – men rượu:
(cách chọn nguyên liệu nấu rượu)
Quá trình lên men cũng quan trọng không kém. Quá trình lên men thành công sẽ cho thu được lượng rượu đạt tối đa.
Men rượu cũng giúp rượu có cái gì đó rất riêng về hương vị. Ngoài ra, men có chất lượng cao thì rượu uống cũng êm hơn, không bị đau đầu chóng mặt. Đặc biệt, Quý vị không nên sử dụng men tầu chất lượng kém vì rất nguy hại cho sức khỏe người uống.
Hiện nay có 3 loại men chính đó là:
Men thường (men không có thuốc bắc hay các loại lá thuốc), men thuốc bắc và men lá.
Tùy vào văn hóa vùng miền để lựa chọn loại men phù hợp. Nhưng khi chọn về chất lượng cần chú ý tới các điểm sau:
- Không nên chọn men có màu trắng sáng như gạo;
- Trên bề mặt men phải có các vân nhỏ;
- Không chọn men có mùi lạ, phải thơm dễ chịu tự nhiên.
- Đặc biệt không dùng men bị ẩm mốc, để lâu.
- Chú ý: không ham rẻ mua men tầu có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nguồn nước nấu rượu có quan trọng không?
(cách chọn nguyên liệu nấu rượu)
Nước cũng là 1 trong những nguyên liệu để nấu rượu. Tại 1 số nước trên thế giới như Nhật Bản, Thụy Điển… rất chú trọng vào nguồn nước và họ chỉ sử dụng nước từ các mạch nước ngầm tại địa phương. Cách mạch nước này thường sẽ ở các vùng núi cao, có thời tiết thuận lợi và không khí trong lành.
Cái này cũng có lý do của nó vì nếu nguồn nước không đảm bảo sẽ có chứa nhiều cặn, nhiều độc tố như: chì, kẽm, thủy ngân, đá vôi…
Vì thế nguồn nước ngoài ảnh hưởng tới chất lượng rượu mà còn ảnh hưởng tới chất lượng của thiết bị.
Tại Nước ta cũng có 1 số dòng rượu thơm ngon nổi tiếng được đánh giá ngon là do nguồn nước. Ví dụ như: rượu Bàu Đá, rượu Bình Khương Thôn, rượu Kim Long, rượu Gò Đen,…..
Nhiều địa phương còn nấu rượu từ nước mưa hoặc nước từ các khe núi…
Kết luận về cách chọn nguyên liệu nấu rượu:
Nguyên liệu nấu rượu rất quan trọng, vì thế các nhà nấu rượu cần đề cao vấn đề này. Rượu càng ngon, càng chất lượng thì giá càng cao, càng bán được nhiều. Mặt khác, sản xuất rượu chất lượng kết hợp giữa nguyên liệu chuẩn với thiết bị rượu hiện đại thì rượu Việt sẽ sớm sánh vai ngang hàng với rượu của bạn bè quốc tế.
Nhưng bản chất cốt lõi vẫn là bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng!