Cách chữa rượu bị khê và giải pháp hạn chế!

cách chữa rượu bị khê

Chủ đề: cách chữa rượu bị khê

Nấu rượu theo phương pháp truyền thống sẽ khó tránh khỏi hiện tượng rượu bị khê. Dù người nấu đã có nhiều năm kinh nghiệm thì vẫn có lúc sơ suất. Nguyên nhân và cách chữa rượu bị khê như thế nào cho hiệu quả sẽ được chúng tôi trình bày trong bài viết này.

cách chữa rượu bị khê và nguyên nhân khiến rượu bị khê:

2 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rượu bị khê:

  1. cơm rượu bị khê trong quá trình nấu;
  2. bỗng rượu bị khê trong quá trình chưng cất vì bị quá lửa.

Cách hạn chế rượu bị khê:

Để rượu không bị khê thì phải chú ý nhiệt độ trong 2 bước: nấu cơm rượu và chưng cất bỗng rượu.

1-hạn chế cơm rượu bị khê:

Nếu thổi cơm bằng củi thì nguyên nhân chủ yếu là do sơ xót trong quá trình nấu.

  • Khi cơm bị khê sẽ ảnh hưởng tới chất lương rượu. Ngoài ra, nó còn làm giảm hiệu suất rượu thu được.
  • Nếu chưng cất rượu ở quy mô nhỏ thì nên dùng nồi cơm điện. Nếu dùng nồi cơm điện thì công đoạn nấu cơm rượu rất đơn giản không lo cháy và khê cơm.
  • Trường hợp, Qúy vị là 1 nhà nấu rượu chuyên nghiệp thì tủ nấu cơm là giải pháp hiệu quả nhất.

Các lợi ích mà tủ nấu cơm mang lại:

  1. Nấu được 1 lượng cơm rượu lớn 1 lúc;
  2. Thời gian làm chín nhanh;
  3. Ngoài nấu cơm thiết bị còn có khả năng làm chín nhiều loại thực phẩm khác;
  4. Không lo cơm bị đóng cháy hay khê khét. Do vậy tận dụng được tối đa gạo nguyên liệu;
  5. Cơm chín đều, quá trình nấu hoàn toàn tự động, không mất thời gian giám sát thiết bị;
  6. Sử dụng điện, gas hoặc lò hơi nên bảo vệ sức khỏe người nấu và giảm không phát sinh khí thải ra môi trường;
  7. Thiết bị dễ vận hành và vệ sinh sau mỗi lần sử dụng;
  8. Giá thành hợp lý.

Chú ý: để quá trình lên men diễn ra thuận lợi thì cơm rượu phải:

  1. Không bị khê;
  2. Cơm không bị khô hay quá nhão(thường tỉ lệ gạo : nước là 1:1);
  3. Thời gian làm chín lâu hơn với cơm ăn hàng ngày.

Cách chữa cơm bị khê:

Nếu không may cơm bị khê, Qúy vị có thể tham khảo 1 số cách sau để loại bỏ mùi khê:

  1. Đặt 1 cốc nước lạnh vào giữa nồi nấu cơm. Sau đó, đậy nắp lại và đun tiếp từ 2-5 phút phút để mùi khê bốc đi hết;
  2. Dùng bánh mỳ để hút mùi khê. Qúy vị đặt 1 vài chiếc bánh mì vào nồi cơm rồi đậy vung trong vòng 5 phút.
  3. Dùng than: đây là cách được áp dụng lâu đời nhất. Cách này hiệu quả cho cả cơm đã bị khê quá nặng. Chỉ cần đặt 1 cục than hồng vào 1 chén nhỏ. Sau đó, Qúy vị xới cơm trong nồi thật tơi rồi cho chén than vào, đậy vung trong 15-20 phút.

Rượu bị khê trong quá trình chưng cất (cách chữa rượu bị khê):

Đây là khâu cuối cùng trong quá trình nấu rượu. ở giai đoạn này rượu hay bị khê do:

  1. Nồi đồng truyền thống có 1 lớp và mỏng nên bỗng rượu phải chịu tác động lớn từ ngọn lửa.
  2. Dịch lên men làm từ ngũ cốc nên các hạt này nặng và lắng xuống đáy nồi. Trong khi đó ngọn lửa chỉ tập chung ở đáy nồi nên bỗng rượu rất dễ bị khê nếu quá lửa.
  3. Sử dụng bếp củi tuy có thể tận dụng được phế phẩm nông nghiệp. Nhưng có hạn chế là khó không chế nhiệt độ của ngọn lửa.

Cách khắc phục:

Để khắc phục tình trạng rượu bị khê khi chưng cất, Qúy vị nên chuyển sang dùng nồi nấu rượu hiện đại. Hiện nay, nồi chưng cất rượu hiện đại có 2 dạng sau:

nồi nấu rượu dùng điện 3 pha
nồi nấu rượu dùng điện 3 pha
  1. Nồi nấu rượu bằng điện 3 lớp (cách chữa rượu bị khê):

Đây là thiết bị mới khắc phục các nhược điểm của nồi truyền thống với mục đích nâng cao chất lượng rượu cổ truyền Việt nam. Ngoài ra, thiết bị còn giúp giảm sức lực và tiết kiệm thời gian cho chủ cơ sở.

Với hệ thống tủ điện điều khiển, thời gian và nhiệt độ sẽ được cài đặt trước. Do vậy, người nấu không cần phải canh chừng trong suốt quá trình chưng cất.

Ngoài ra, việc kiểm soát tốt nhiệt độ còn giúp hạn chế phát sinh độc tố trong rượu. ví dụ như: andehyt, methanol…

Với nhiều ưu điểm vượt trội, nồi nấu rượu bằng điện đang dần thay thế nồi truyền thống và được các chủ sản xuất tin tưởng.

quy trình nấu rượu truyền thống
quy trình nấu rượu truyền thống
  1. Nồi nấu rượu bằng tháp chưng cất(cách chữa rượu bị khê):

Đây là thiết bị hiện đại bậc nhất hiện nay và được dự đoán là phát triển mạnh mẽ vào năm 2022.

Thiết bị còn được biết đến với tên gọi là nồi chưng cất rượu nhiều lần nên rượu rất trong và có hàm lượng độc tố thấp.

Các ưu điểm vượt trội của tháp chưng cất rượu:

  • Tách bỏ dễ dàng rượu đầu và cuối nên giảm được lượng độc tố nhiều hơn thiết bị chưng cất 1 lần;
  • Rượu rất trong vì các tạp chất bị giữ lại trong các cột tháp mà không bị thoát ra ngưng tụ cùng rượu;
  • Hơi rượu được tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với vật liệu đồng trong các tầng tháp. Nên vị rượu sắc nét và đậm đà hơn;
  • Ngoài nấu rượu truyền thống Việt Nam, thiết bị còn được dùng để nấu nhiều dòng rượu nổi tiếng trên thế giới.
dùng máy lọc rượu có làm hao rượu không
dung-may-loc-ruou-co-lam-hao-ruou-khong

Cách chữa rượu nấu bị khê:

  • Để rượu tĩnh trong 1 năm mùi khê sẽ tự mất;
  • Lọc rượu bằng than hoạt tính rồi chưng cất lại

Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho Qúy vị nhiều kiến thức hữu ích. Rượu khê bước nào hãy xử lý ngay ở bước đấy. Qúy vị cần bàn luận về sự cố nào khi nấu rượu, hãy coment ngay dưới bài viết này nhé!

https://thietbituanminh.com/danh-muc-san-pham/day-chuyen-san-xuat-ruou/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.