Cách khử methanol trong rượu đang được nhiều người quan tâm. Vì ngộ độc rượu đang là vấn đề báo động ở nước ta. Do vậy, rượu trên thị trường ngày càng bị kiểm soát và siết chặt về chất lượng. Nguyên nhân ngộ độc rượu thường xuất phát từ việc uống rượu không rõ nguồn gốc và có chất lượng kém.
Ngoài ra, Rượu truyền thống sau khi nấu mà không được xử lý thì tồn dư còn rất nhiều độc tố như methanol, andehit. Chỉ với một lượng độc tố nhỏ đã có thể gây ngộ độc rượu cho người sử dụng. Cơ thể người uống sẽ phải mất rất nhiều thời gian mới đào thải được hết.
Vậy methanol là gì ?
Theo wikipedia:
Methanol, cũng được gọi là rượu metylic, alcohol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ hay rượu mạnh gỗ, là một hợp chất hóa học với công thức phân tử CH3OH hay CH4O (thường viết tắt MeOH). Đây là rượu đơn giản nhất, nhẹ, dễ bay hơi, không màu, dễ cháy chất lỏng với một mùi đặc trưng, rất giống, nhưng hơi ngọt hơn ethanol (rượu uống)[3]. Ở nhiệt độ phòng, nó là một chất lỏng phân cực, và được sử dụng như một chất chống đông, dung môi, nhiên liệu, và như là một chất làm biến tính cho ethanol. Nó cũng được sử dụng để sản xuất diesel sinh học thông qua phản ứng xuyên este hóa.
Methanol là sản xuất tự nhiên trong quá trình chuyển hóa nhiều loại vi khuẩn kỵ khí, và là phổ biến trong môi trường. Kết quả là, có một phần nhỏ của hơi methanol trong bầu khí quyển. Trong suốt vài ngày, methanol không khí bị oxy hóa với sự hỗ trợ của ánh sáng Mặt Trời để thành khí cacbonic và nước.
Tại sao methanol lại xuất hiện trong rượu?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến xuất hiện độc tố này trong rượu cụ thể như sau:
Nguyên nhân 1:
Là việc sử dụng cồn công nghiệp để pha chế rượu. Loại rượu này không qua chưng cất mà dùng các công thức và chất hóa học để tạo thành dung dịch có mùi và vị giống rượu.
Rượu này cực kỳ độc hại, đã khiến nhiều nạn nhân tử vong sau khi uống. Vì sức khỏe cộng đồng, Rất mong nhưng cơ sở đang làm rượu theo cách này hãy từ bỏ và nấu rượu theo phương pháp chưng cất từ ngũ cốc (gạo) lên men.
Nguyên nhân 2:
- Các nguyên liệu chưng cất rượu có chứa nhiều cellulose, khi lên men các chất này sẽ phân hủy thành methanol (có nhiều nhất là trong mía).
- Quá trình lên men trái cây và ngũ cốc có chứa nhiều pectin cũng có thể tạo ra một lượng nhỏ metanol. Trái cây chứa nhiều pectin bao gồm táo và đào còn ngũ cốc chứa nhiều pectin là ngô.
Nguyên nhân 3:
Những giọt rượu ngưng tụ đầu tiên trong quá trình chưng cất sẽ chứa rất nhiều methanol. Vì methanol có nhiệt độ sôi thấp hơn rượu nên sẽ bay lên và ngưng tụ trước. Dung dịch này còn được gọi là rượu đầu. Phần rượu này đáng nhẽ phải bỏ đi nhưng nhiều cơ sở không biết hoặc tiếc nên vẫn giữ lại.
Tốt nhất thì cứ mỗi 20 lít rượu chưng cất:
- bằng tháp thì hãy bỏ 50 ml đầu tiên.
- Bằng nồi truyền thống thì sẽ là 200ml
Nguyên nhân 4:
Nhiều người khi nấu rượu đã cho cồn có chứa methanol vào để làm cho rượu chóng ra hơn, dậy mùi hơn,.. Mà không biết làm thế là đưa chất độc methanol vào rượu hoặc biết nhưng vẫn cố tình nhằm trục lợi.
Nguyên nhân 5:
Để rút ngắn thời gian lên men, nhiều cơ sở đã tăng nhiệt độ lên men. Tuy nhiên, ở nhiệt độ cao thì sẽ thúc đẩy phân hủy cellolose. Điều này càng khiến khiến sản sinh nhiều methanol hơn.
Cách nhận biết rượu có chứa methanol hay không?
Cách này chỉ hiệu quả đối với rượu chưa bị pha chế vì rượu pha chế rồi có thể sẽ không cháy được.
Cách thử như sau:
Cho 1 chút rượu dựng vào 1 vật thể bằng kim loại, hoặc cho vào 1 thìa cafe. Rồi đốt cháy và quan sát:
- Ngọn lựa màu xanh: có chứa ethanol;
- Ngọn lửa màu vàng: rất có thể chứa methanol;
Thực tế 80% rượu truyền thống sau khi chưng cất có hàm lượng methanol cao!
Sự nguy hiểm của methanol đối với cơ thể người
- Đối với một người bình thường nếu dùng 10–15 ml (10–15 cc) methanol sẽ có khả năng gây tử vong hoặc mù lòa.
- Methanol đi vào cơ thể qua đường: uống, hít hoặc hấp thụ qua da. Sau đó, methanol có đặc tính gây trầm cảm trên hệ thần kinh trung ương của chúng ta giống như ngộ độc ethanol.
- Methanol khi vào trong cơ thể người rồi sẽ chuyển hóa đầu tiên thành formaldehyde bởi enzyme alcohol dehydrogenase. Sau đó, fomandehit được chuyển thành axit fomic hoặc muối fomat . Cả ba chất: fomandehit, axit fomic và fomat đều độc đối với hệ thần kinh trung ương.
- Nếu uống phải rượu có chứa methanol thì sau khoảng 30 phút hoặc muộn hơn, triệu chứng ngộ độc methanol bắt đầu xuất hiện .Biểu hiện là thần kinh có thể tỉnh táo nhưng bị đau đầu, thấy bồn chồn, có thể dẫn tới bị hôn mê sâu.
- Đối với thị giác thì có thể có hiện tượng mắt mờ,….
Cách khử methanol trong rượu hiệu quả
Thực tế methanol sẽ xuất hiện chủ yếu trong quá trình lên men chứ không phải chưng cất. Nên cần phải có một quy trình sản xuất rượu sạch.
Cách khử methanol trong rượu:
- Nguyên liệu cần tránh lẫn các tạp chất làm xuất hiện methanol.
- Không để nguyên liệu nên men trong nhiệt độ cao.
- Dụng cụ lên men sạch sẽ để không phát sinh các vi khuẩn có hại.
- Sử dụng men từ nhà cung cấp uy tín.
Cách khử methanol trong rượu hiệu quả và an toàn:
- Sử dụng các cột lọc khử độc tố rượu đang là giải pháp được áp dụng tại hầu hết các cơ sở sản xuất rượu. Đây là phương án có giá thành rẻ nhất, nhưng sau khi lọc rượu vẫn phải có thời gian nghỉ (làm già rượu) trước khi bán ra thị trường.
- Sử dụng máy lão hóa rượu sẽ giúp rượu đầu ra đảm bảo hơn. Ngoài ra máy lão hóa rượu có chức năng làm già rượu nhanh chóng chỉ trong 1 vài tiếng. Chứ không cần hạ thổ lâu năm như cách làm truyền thống. Máy lão hóa sẽ có giá thành cao hơn máy lọc rươu thông thường.
Hy vọng, nội dung bài viết sẽ giúp Quý vị có thêm nhiều thông tin hữu ích về khử độc tố methanol trong rượu. Hãy chuẩn hóa quy trình sản xuất rượu. Rất cần đảm bảo rượu đầu ra tốt nhất để nâng tầm rượu việt cũng như bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Mua thiết bị khử độc tố methanol trong rượuở đâu?
Hiện nay, Thiết bị Tuấn Minh là 1 trong những đơn vị uy tín trong cung cấp máy lão hóa rượu và máy lọc rượu tại thị trường Việt Nam. Thiết bị của chúng tôi đa dạng về mẫu mã cũng như công suất sử dụng.
Hãy liên hệ với Tuấn Minh để được tư vấn kĩ hơn về sản phẩm:
Hotline CSKH 24/7: 0929508668 (Mr Hưng)
https://thietbituanminh.com/category/chia-se-cong-nghe/page/4/