Gừng không chỉ là nguồn gia vị có giá trị cao trong chế biến thực phẩm mà còn là 1 cây thuốc quý. Đặc biệt, tinh dầu gừng rất nổi tiếng trong xoa bóp giảm đau xương khớp. Do vậy, nghề chế biến tinh dầu gừng đang là hướng phát triển nông nghiệp triển vọng ở các khu vực miền núi và trung du. Với mong muốn góp 1 phần sức lực vào sự phát triển của sản phẩm nông nghiệp nước ta. Tuấn Minh xin chia sẻ thông tin về công nghệ chưng cất tinh dầu gừng đem lại hiệu quả cao tới bà con.
Tìm hiểu về cây gừng để làm tinh dầu:
Gừng được dùng nhiều trong chưng cât tinh dầu là loại gừng gió, hay còn gọi là riềng gió, riềng dại, ngải mặt trời, ngải xanh. Ở nước ta gừng gió sinh trưởng tự nhiên ở nhiều khu vực, trải dài từ Bắc vào Nam.
Các đặc tính của cây:
Tinh dầu được chứa trong toàn bộ cây nhưng chủ yếu vẫn là ở củ (rễ). Nhưng tinh dầu trong lá, hoa và thân lại chứa nhiều Z-nerolidol (16.8%-36.3%). Đây là 1 loại hương liệu đáng chú ý trong nghành công nghiệp hóa mỹ phẩm.
Gừng gió được nhân giống chủ yếu bằng cách tách các nhánh nhỏ từ thân rễ. Mỗi nhánh dài khoảng 4-7.5cm. Lượng giống cần chỗ mỗi hecta đất canh tác khoảng 1-2.5 tấn (mỗi nhánh giống nặng khoảng 70-100g). Việc khai thác và trồng gừng gió được diễn ra hàng năm vì đây là giống cây ngắn ngày.
Gừng gió sinh trưởng nhanh, chống chịu khỏe và phân bố rộng, không gặp nhiều khó khăn khi canh tác như các loại cây khác.
Các chú ý về thu hoạch và xử lý sau khi thu hoạch:
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà sẽ có thời điểm thu hoạch gừng thích hợp. Hàm lượng tinh dầu, thành phần các hợp chất thơm, hàm lượng xơ, vị cay cũng phụ thuộc vào tuổi thu hoạch của cây. Nhất là hàm lượng xơ, củ gừng càng già thì hàm lượng xơ càng cao. Trong đó, hàm lượng tinh dầu đạt ở mức cao nhất ở giai đoạn 9 tháng tuổi, rồi sau đó sẽ bị giảm dần và chỉ có hàm lượng xơ, vị cay tăng cao. Ông cha ta vẫn truyền tai nhau câu ca dao”gừng càng già càng cay”. Nhưng để chế biến tinh dầu thì gừng 9 tháng tuổi là phù hợp nhất.
Trường hợp, trồng gừng làm gia vị thì nên thu hoạch vào khoảng 5 đến 7 tháng tuổi. Vì lúc này, củ gừng chưa đạt độ chín hoàn chỉnh nên có thân mập, mọng nước, hàm lượng xơ và vị cay còn thấp.
Ngoài tính theo tháng, dấu hiệu gừng đạt điều kiện chưng cất tinh dầu là khi cây xuất hiện lá vàng và khô trên 2/3 lá.
Chú ý khi thu hoạch phải tránh làm gãy, dập gừng.
Gừng chưng cất tinh dầu để nguyên vỏ vì trong vỏ có chứa hàm lượng tinh dầu và dầu nhựa khá cao. Chưng cất tinh dầu bằng gừng tươi sẽ cho hàm lượng tinh dầu cao hơn và có vị tươi mát hơn so với nguyên liệu đã làm khô.
Quy trình chế biến tinh dầu gừng:
đây là bước quan trọng trong công nghệ chưng cất tinh dầu gừng.
Bước 1 – sơ chế nguyên liệu:
Gừng tươi rửa sạch sau đó xoay nhuyễn rồi đổ vào nồi chưng cất. Sau đó, tiến hành đổ thêm nước vào nồi theo tỷ lệ khoảng 5kg gừng cần 7 đến 8 lít nước.
Bước 2 – chưng cất:
khi đã đóng kín nắp thiết bị thì sẽ tiến hành đun sôi hỗn hợp nguyên liệu và nước.
Khi cung cấp nhiệt cho nước và biến đổi nước từ thể lỏng sang thể hơi. Thì cùng thời điểm này, các phân tử nước đã thẩm thấu vào các túi tinh dầu khiến tinh dầu bị phân tán ra bên ngoài và bay theo hơi nước sang bộ ngưng tụ. Qúa trình này diễn ra liên tục cho đến khi tất cả các phần tử tinh dầu đã được khuếch tán từ các túi tinh dầu hết ra bên ngoài.
Bước 3 – ngưng tụ:
hơi nước và tinh dầu gừng khi sạng bộ ngưng tụ hay còn gọi là ống sinh hàn sẽ được làm lạnh và chuyển hóa ngược lại thành nước hỗn hợp. Ở bước này cần lưu ý cấp nước làm mát cho ống sinh hàn liên tục, đảm bảo nhiệt độ luôn ở mức 30-35 độ c.
Bước 4 – tách tinh dầu gừng ra khỏi nước:
Tinh dầu và nước được phân thành 2 lớp riêng biệt, nước bên dưới còn tinh dầu nổi lên trên. Để tách tinh dầu nhanh nhất, Quý khách chỉ cần phễu chiết hoặc thiết bị phân ly là có thể tách cực nhanh.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tinh dầu gừng:
Tinh dầu gừng thành phẩm phải có mầu vàng nhạt và trong, có mùi thơm cày nồng đặc trưng của gừng. Để có tinh dầu chất lượng nhất thì trong quá trình chưng cất cần quan tâm tới các yếu tố sau:
- nguyên liệu chưng cất: không quá non hoặc quá già, không bị dập nát hoặc thối.
- Nhiệt độ: tinh dầu rất nhảy cảm với nhiệt độ. Nếu phải chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ có thể làm mất đi hoặc thay đổi các khoáng chất trong tinh dầu. Nhiệt độ cao chỉ nên xuất hiện vào giai đoạn cuối khi các hợp chất chịu nhiệt kém nhất đã được tác ra bên ngoài trước.
- lượng nước chưng cất: nếu cho quá nhiều nước sẽ gây lãng phí nhiên liệu đốt, thời gian… Ngoài ra, lượng tinh dầu thành phẩm thu được cũng bị hao hụt do bị hòa tan với nước.
- Thời gian chưng cất: nhiều người vẫn lầm tưởng là kéo dài thời gian chưng cất sẽ thu hồi được nhiều tinh dầu hơn. Thực chất lại không phải vậy, hàm lượng tinh dầu sẽ phụ thuộc vào nguyên liệu thô và thiết bị chưng cất. Do vậy, chưng cất tinh dầu trong thời gian dài gây lãng phí nhiên liệu đốt và mất thời gian.
- Thiết bị đóng vai trò cung cấp nhiệt độ lý tưởng nhất để thúc đẩy quá trình phá vỡ túi tinh dầu và kéo tinh dầu ra bên ngoài nhanh hơn. Để bảo toàn số lượng thì thiết bị chiết xuất tinh dầu phải kín, không bị rò rỉ vì hơi bị thoát ra bên ngoài sẽ có chứa tinh dầu.
Mua thiết bị chưng cất tinh dầu gừng ở đâu tốt nhất:
nồi chưng cất tinh dầu gừng chất lượng cao phải đáp ứng được 3 yếu tố:
Không làm biến chất tinh dầu – thu hồi triêt để tinh dầu trong nguyên liệu thô – thiết bị dễ vận hành và có độ bền cao.
khi có thiết bị chưng cất hiện đại + nguồn nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao và áp dụng công nghệ chưng cất tinh dầu gừng vào hoạt động sản xuất thì Quý vị sẽ đạt kết quả cao về cả số lượng và chất lượng tinh dầu thành phẩm.
Đến với Tuấn Minh, Quý khách sẽ được tư vấn chuyên sâu về công nghệ cũng như mua được sản phẩm có chất lượng cao và mua giá gốc tận xưởng không qua trung gian.
Hotline: 0929.508.668 (Mr Hưng).