Hướng Dẫn Nấu Rượu Mía Lạng Sơn Thơm Ngon Số 1

hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn

Chủ đề: hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn

Trên thế giới có rượu Rum rất nổi tiếng và được chưng cất từ các sản phẩm phụ của mía. Ví dụ như: mật mía, nước mía và cho lên men, trước khi chưng cất.

Thì ở Việt Nam ta cũng có rượu mía Lạng Sơn cực kỳ nổi tiếng. 1 dòng rượu thơm ngon với nhiều tinh túy của núi rừng, uống êm say tình người.

Giới thiệu rượu mía đường xứ Lạng:

Nhắc tới Lạng Sơn, nhiều người sẽ nhớ ngay đến Rượu Mẫu Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh rượu Mẫu Sơn thì rượu mía đường cũng nổi tiếng không kém. Cụ thể là rượu mía Nà Rọ.

Rượu có vị thơm nồng của mía lên men, vị cay cay nhưng uống êm say, thơm ngon khó tả.

Vì ngoài có vị ngọt của mía, nó còn là hương vị của núi rừng với công thức lên men đặc biệt.

Phải trải qua nhiều công đoạn kỳ công dưới bàn tay người dân tộc Mông, Nùng… thì mới ra được sản phẩm rượu quý này.

Vì sao rượu mía xứ Lạng chinh phục được các tiên tửu khó tính nhất?

Rượu mía có màu trong như nước suối, lại có mùi thơm ngọt của mía, vị đậm của men.

Lúc mới uống, người uống sẽ cảm nhận vị tê tê cay nồng ở đầu lưỡi. Khi rượu trôi xuống họng thì vị nóng lan tỏa khắp cơ thể, nhưng không gây khó chịu. Sau đó là một cảm giác rất êm dịu chứ không gây sốc hay bị gắt.

Các công đoạn làm rượu mía bao gồm: chế biến mía, chưng cất, chắt lọc để lấy ra những giọt rượu tinh túy nhất.

Loại mía được chọn làm nguyên liệu (hướng dẫn nấu rượu mía):

Có 2 loại mía là: mía mềm bán cây và mía cứng làm đường.

Cả 2 loại này đều có thể ép lấy nước ủ làm rượu. Nhưng hầu như người dân chỉ lấy mía cứng làm đường để ủ rượu.

Hướng dẫn nấu rượu mía Lạng Sơn với các bước sau:

gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: sơ chế mía

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Mía sau khi được chặt về sẽ được chất thành đống ngay khu vực máy ép để ép ngay. Vì nếu để lâu, lượng đường trong mía sẽ bị giảm.

Theo cách truyền thống khi chưa có nhiều thiết bị hiện đại thì người dân phải dùng sức kéo trâu bò để ép nước mía.

Sau thời gian tồn tại hàng trăm năm, giờ đây “trâu bò” được nghỉ ngơi làm việc khác vì đã có máy móc thay thế. Nhờ có máy móc người dân cũng đỡ vất vả và cho năng suất cao hơn.

Sau Tết Nguyên đán mía sẽ bắt đầu được trồng và thu hoạch vào tháng 11 âm lịch. Thời điểm thu hoạch mía cũng là thời gian máy móc để ép mía được bảo dưỡng và vệ sinh để chuẩn bị hoạt động.

Về phần ép mía sẽ được chia làm 2 sản phẩm:

1 là dùng để nấu đường phiến;

2 là dùng để ủ lên men nấu rượu. 

nấu đường phiến
nấu đường phiến

Bước 2: nấu đường phiến

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Mía sẽ được đưa qua máy ép 3 lượt. Nước mía ở 2 lượt đầu sẽ được lọc sạch và đổ vào chảo để đun nấu thành đường phên (đường mía).

Trung bình 22 vác mía sẽ cho năng suất khoảng hơn 50kg.

Công đoạn cô đặc nước mía thành đường cũng yêu cầu phải có kinh nghiệm. Người nấu sẽ ước chừng lượng nước mía vừa đủ. Không đổ đầy quá nhiều hoặc quả ít trên 1 chảo trong 1 mẻ nấu.

 

lên men nước mía nấu rượu
len-men-nuoc-mia-nau-ruou

Bước 3: ủ nước mía lên men

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Sau khi ép xong 2 lượt nước mía đầu thì tiến hành ép lượt thứ 3. Nhưng trước khi ép lượt thứ 3 cần bơm nước sạch tưới lên bã rồi mới cho vào ép lấy nước.

Phần nước mía này sẽ được đun sôi. Sau đó, người nấu tiến hành cho vào thùng để ủ lên men trong 1 thời gian nhất định (dài hay ngắn phụ thuộc vào thời tiết).

Nước mía sau khi lên men đạt đến độ để chưng cất có màu vàng trong đẹp mắt.

Kỹ thuật ở bước này là phải căn nhiệt độ nước mía hạ độ còn âm ấm thì cho men đã cán thành bột vào để thùng để ủ.

Dịch để lên men phải được đậy kín trong thùng và ủ ở nhiệt độ vừa phải.

Vào những khoảng thời gian cuối năm và đầu năm, nhiệt độ ở Lạng Sơn rất lạnh. Nên người dân phải ủ than bên cạnh để tăng nhiệt độ, giúp đẩy nhanh quá trình lên men.

Nếu thời tiết ủng hộ có nhiệt độ ấm áp thì dịch mía rất nhanh lên men và cho mẻ rượu ngon.

Thời gian lên men:

Trung bình ủ từ 10-15 ngày , dịch lên men sẽ chuyển màu vàng và không còn hiện tượng sủi bọt.

Lúc này, người nấu sẽ tiến hành cho dịch lên men vào chưng cất.

Những người thợ đã nấu quen thì chỉ cần cho tay khuấy vào thùng, gạt váng. Sau đó, xem độ vàng, trong của nước cũng biết được quá trình lên men đã hoàn thiện chưa.

nồi nấu rượu có tủ điện điều khiển
nồi nấu rượu có tủ điện điều khiển

Bước 4: tiến hành chưng cất

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Vì nhu cầu tiêu thụ rượu mía ngày càng nhiều, trong khi đó nồi nấu rượu truyền thống đun củi khó kiểm soát nhiệt độ. Nên bà con dần chuyển sang thiết bị rượu hiện đại cho năng suất cao và chất lượng rượu cũng vượt trội hơn.

Qúy vị tham khảo thông tin về thiết bị nấu rượu hiện đại, TẠI ĐÂY.

Men rượu là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định tới chất lượng:

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Men rượu chính là bí quyết để tạo nên hương vị đặc trưng của rượu mía Nà Rọ.

Men được người dân làm từ lá rừng và kết hợp với nhiều loại dược liệu khác.

Thời điểm làm men thường là tháng 7 – 8 âm lịch hàng năm.

Các loại lá và dược liệu được phơi khô rồi treo lên gác bếp. Phải đợi đến mùa mía đường thì mới đem ra làm men rượu.

Vì được làm từ các loại lá và dược liệu quý trong rừng. Nên rượu mía uống rất êm và không bị đau đầu, rát họng như các loại rượu khác.

Chính điều này đã làm nên thương hiệu Rượu mía đường Nà Rọ thơm ngon và êm say nhớ mãi.

Giá rượu mía đường Nà Rọ hiện nay:

(hướng dẫn nấu rượu mía lạng sơn)

Mỗi mùa mía đường, mỗi nhà nấu chuyên nghiệp sẽ được 500 – 600 lít rượu.

Vốn kỳ công và theo thời vụ, lại có vị rượu đặc biệt nên rượu làm ra bán với giá 40.000 /lít mà vẫn không đủ bán.

Đặc biệt, rượu mía Nà Rọ càng ủ càng thơm ngon, uống càng êm.

Hy vọng, Người dân làng nghề mía đường sẽ mãi giữ nghề và ngày càng phát triển thương hiệu rượu mía xứ Lạng nữa.

Nếu có cơ hội lên xứ lạng, Qúy vị hãy dừng chân đến làng nấu rượu mía truyền thống hàng trăm năm này. Quý vị vừa thăm quan vừa mua chục lít rượu về uống và biếu người thân cùng thưởng thức!

 

2 thoughts on “Hướng Dẫn Nấu Rượu Mía Lạng Sơn Thơm Ngon Số 1

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.