Quy trình vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp với 3 bước đơn giản

Bất kỳ 1 thiết bị nào cũng cần được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ, nhất là các thiết bị làm về thực phẩm. Nếu được vệ sinh sạch sẽ đúng cách sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cũng như tuổi thọ của thiết bị. Đối với tủ hấp cơm cũng vậy, khi thực hiện đúng quy trình vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp sẽ giúp tủ hoạt động trơn tru và không lo lẫn mùi thức ăn.

Đặc biệt thiết bị này ngày càng được ứng dụng rộng rãi, không chỉ hấp cơm mà còn làm chín được nhiều thực phẩm khác. Do vậy, Tuấn Minh xin chia sẻ cách vệ sinh tủ nấu cơm đúng quy trình vì nhiều khách hàng vẫn còn lúng túng cũng như đang rất quan tâm về cách vệ sinh thiết bị.

 Đặc điểm của tủ hấp cơm công nghiệp

Đúng như tên gọi, thiết bị có thiết kế dạng tủ với nhiều ngăn để chứa các khay đựng cơm hay các loại thực phẩm cần nấu chín khác. Việc thiết kế dạng tủ giúp luồng hơi tỏa đều tới các khay cũng như chứa được nhiều thức ăn và thao tác sử dụng thuận tiện hơn.

Sau khi kết thúc quá trình làm chín thực phẩm và chờ nguội, chúng ta tiến hành vệ sinh tủ nấu cơm luôn. Hiểu nôm na các việc cần phải làm sẽ là: dọn dẹp thức ăn rơi vãi, làm sạch không gian và lau chùi các khay, cuối cùng là xả nước thải. Tuy nhiên, việc thực hiện các thao tác trên phải đúng trình tự và đúng kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả thực sự.

tủ nấu cơm rượu
tu-nau-com-ruou

quy trình vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp chuẩn và an toàn như sau:

Bước 1: Vệ sinh các khay đựng

Sau khi cho thức ăn chín ra khỏi khay, chúng ta tiến hành vệ sinh các khay trước. Vì được làm từ inox không gỉ nên Qúy vị sẽ không gặp khó khăn gì trong bước này. Đầu tiên phải loại bỏ hết cơm thừa và thức ăn trên khay rồi rửa sạch bằng nước. Sau đó đặt khay ở nơi khô ráo và thoáng mát, sạch sẽ. Chú ý nhẹ tay không quăng quật để tránh biến dạng, cong vênh.

Bước 2: Vệ sinh phần bên trong tủ hấp cơm

Để an toàn thì chỉ làm vệ sinh khi tủ đã bớt nhiệt, rồi sau đó rửa sạch bằng nước. Nếu bám dầu mỡ thì phải dùng nước rửa bát để làm sạch và khử mùi thức ăn. Chú ý phải rửa lại với nước nhiều lần để đảm bảo đã sạch dầu mỡ, mùi thức ăn, và dầu rửa bát. Đặc biệt, phải kiểm tra lại phần gioăng cánh tủ có bị bám thức ăn vào không?

Bước 3: Vệ sinh mặt bên ngoài của tủ

Đối với bề mặt của tủ phải lau thật khô, nhất là các phần có liên quan tới điện như: hệ thống đèn báo, các nút điều chỉnh (nhiệt độ, công tắc khởi động…) để tránh các sự cố không mong muốn khi vận hành tủ vào lần tiếp theo.

tủ nấu cơm tuấn minh
tu-nau-com-tuan-minh

Các chú ý quan trọng khác:

  1. Để tránh tình trạng bị chập điện hay có nhiều phát sinh không mong muốn thì không nên vệ sinh nhiều lần trong ngày. Thường sẽ là cuối ca hoặc kết thúc 1 ngày làm việc. Nếu hấp nhiều loại thức ăn và có 1 số thực phẩm có mùi nồng thì nên nấu cuối cùng để không ảnh hưởng tới các thực phẩm khác.
  2. Các khe đỡ các khay cần làm sạch sẽ, không bám cặn bẩn để thực hiện thao tác cho vào và rút ra dễ dàng.
  3. Đối với những vết bẩn khó làm sạch, Qúy vị chỉ cần dùng 1 ít nước cốt chanh và nước muối pha loãng rồi lau lên vết bẩn. Axit tự nhiên có trong muối và chanh sẽ khiến vết bẩn biến mất nhanh hơn.
  4. Lắp đặt tủ ở nơi dễ vệ sinh và thuận tiện thoát các chất thải phát sinh sau khi tủ được làm sạch.

Quy trình vệ sinh tủ hấp cơm công nghiệp được thực hiện hàng ngày dễ dàng. Nhưng việc bảo trì – bảo dưỡng, các cơ sở phải yêu cầu đơn vị phân phối phải hướng dẫn chi tiết ngay khi bàn giao thiết bị. Vì công đoạn này yêu cầu nhiều về kỹ thuật và thao tác phức tạp hơn.

tủ nấu cơm bằng lò hơi
tu-nau-com-bang-lo-hoi

Việc sở hữu một tủ hấp cơm công nghiệp chất lượng, giá rẻ không hề khó mà chỉ cần tới Thiết Bị Tuấn Minh là có trong tầm tay ngay. Tuấn Minh cam kết giá thành tốt nhất thị trường vì chúng tôi vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà phân phối không qua trung gian. Hãy gọi ngay tới Tuấn Minh nhận thông tin chi tiết và được hưởng nhiều ưu đãi bất ngờ.

https://thietbituanminh.com/category/chia-se-cong-nghe/page/5/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.