Dây chuyền sản xuất măng khô Tuấn Minh giúp bà con mở rộng quy mô và phát triển đặc sản truyền thống quê nhà trở thành một thương hiệu có uy tín trên thị trường. Cây tre nói chung và cây tre lấy măng nói riêng đều là một loài cây trồng rừng ở nhiều nơi trên đất nước ta. Dù măng tươi hay măng khô đều có hương vị đặc trưng và có thành phần dinh dưỡng rất phong phú. Ở 100g măng sấy khô phân tích thấy có tới 5,62g các loại acid amin. Nếu chỉ phụ thuộc vào măng tươi thì sẽ gặp áp lực trong tiêu thụ, trong khi đó măng khô lại có giá bán cao và có nhiều cơ hội xuất khẩu sang các nước trên thế giới.
Thực tế cho thấy, nếu sấy măng khô bằng phương pháp truyền thống sẽ gặp nhiều khó khăn do bị phụ thuộc vào thời tiết, mất nhiều thời gian hoặc nếu sấy bằng lò tự chế dễ bị quá lửa, mầu măng không được đẹp. Để khắc phục các nhược điểm trên, Tuấn Minh xin giới thiệu Dây Chuyền sản xuất măng khô hiện đại, công suất cao nhưng vẫn kiểm soát được chất lượng.
Quy trình sản xuất măng khô:
1 dây chuyền sản xuất măng khô sẽ bao gồm 2 thiết bị chính:
- Nồi inox luộc măng, sử dụng nồi inox dung tích lớn cho phép nấu chín được nhiều măng cùng 1 lúc mà không tốn nhiều thời gian.
- Sử dụng tủ nóng sấy khô hoặc sấy khô bằng lò hơi.
Bước 1: Đầu tiên, những sọt măng của người dân lấy từ rừng về được rửa, chế biến sạch sẽ và đục lỗ để măng chín đều từ ngoài vào trong. Do măng tươi dễ bị chua và nhanh bị cứng nên cần tiến hành luộc măng nhanh chóng. Với một mẻ măng luộc, thời gian kéo dài từ 2-3 tiếng. Tuyệt đối không nên sử dụng hóa chất để rút ngắn thời gian luộc măng. Không sử dụng bất cứ hóa chất nào sẽ giữ được độ ngọt, mềm tự nhiên của măng.
Bước 2: Sau khi luộc xong, măng được được cho vào sấy khô. Thiết bị Tuấn Minh sẽ bàn giao công nghệ để bà con cài đặt thời gian sấy khô hợp lý nhất
Bước 3: kiểm tra, đánh giá măng thành phẩm và tiến hành đóng gói.
Thiết Bị Tuấn Minh xin chia sẻ chi Tiết từng dây chuyền thiết bị như sau:
Dây chuyền sản xuất măng khô 1 – sử dụng tủ sấy nóng:
Phương pháp sấy nóng có giá thành rẻ và là loại máy sấy rất phổ thông. sản phẩm sấy khô sẽ không bị mốc, hỏng hay mối mọt.
Câu tạo của máy sấy nóng:
(dây chuyền sản xuất măng khô)
- Kích thước máy sấy nóng có cấu tạo đơn giản không quá phức tạp. Cấu tạo càng đơn giản thì càng dễ vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa.
- Buồng sấy, cánh cửa tủ : Được làm bằng chất liệu inox cao cấp có thể chịu được nhiệt độ cao. Buồng sấy có thiết kế rất kín. Có chốt cửa rất chắc chắn để tránh thoát nhiệt, xì hơi khi máy đang hoạt động. Thiết kê này vừa đảm bảo tính an toàn lại rút ngắn được thời gian sấy khô.
- Khay sấy: toàn bộ khay sấy được đặt bên trong buồng sấy và được làm bằng inox không gỉ cao cấp, đảm bảo ATVSTP. Tùy từng kiểu dáng và kích thước sản phẩm sấy để lựa chọn khay sấy kín hay dưới dạng lỗ, dạng lưới . Thường sấy măng sẽ chọn khay dạng lưới.
- Nhưng Thực tế hiện nay, Khay dạng lỗ được sử dụng Phổ biến vì có thể sấy nhiều loại sản phẩm.
- Bảng điện điều khiển: Bảng điện điều khiển bao gồm các nút bật, tắt, điều chỉnh nhiệt độ, áp suất để điều khiển chế độ vận hành của tủ sấy.
- Quạt đối lưu gió: hút nước và độ ẩm ra ngoài, tạo áp suất âm, đẩy hơi nóng tuần hoàn liên tục trên bề mặt thực phẩm. Giúp thực phẩm khô nhanh và đồng đều.
- Bộ trao đổi nhiệt: Bộ phận này được đặt vị trí bên ngoài buồng nhằm tránh sản phẩm không bị nhiễm khói. Do đó, Sản phẩm đạt được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đồng hồ nhiệt: Dùng để đo và kiểm tra nhiệt trong buồng sấy. Người vận hành máy luôn theo dõi được nhiệt độ, đảm bảo nhiệt độ phù hợp và không bị quá nhiệt.
- Van cấp phối: đây là thiết bị điều chỉnh tỷ lệ sấy khô thực phẩm trong 1m khối không khí.
Nguyên lý làm việc của máy sấy nóng:
(dây chuyền sản xuất măng khô)
Thiết bị có nguyên lý làm việc đơn giản như sau:
- Nguyên lí hoạt động của loại máy này là sự chuyển động của luồng không khí nóng do quạt gió thổi vào buồng sấy. Không khí nóng có thể tạo ra bằng nhiều cách để tiếp xúc với bề mặt sản phẩm sẩy làm cho hơi ẩm trong sản phẩm sấy bốc lên
- Tiếp theo, nhờ có quạt gió mà luồng không khí được đảo chiều, giúp khí nóng luân chuyển từ trên xuống dưới, đi qua bề mặt thực phẩm, làm khô một lần nữa.
- Nhiệt độ cao để đẩy nhanh khả năng bay hơi của nước bên trong sản phẩm cần sấy. Để đạt hiệu quả tốt nhất thì người sấy sẽ cài đặt nhiệt độ sấy ở mức từ 50 độ C trở lên.
- Vì nếu đặt nhiệt độ dưới 50 độ C thì thời gian sấy rất chậm như phơi nắng sản phẩm ngoài trời. Ở nhiệt độ trên 50 độ C, nước bên trong sản phẩm sấy bay hơi nhanh sẽ khiến sản phẩm sấy khô nhanh hơn.
CHI TIẾT HƠN VỀ MÁY SẤY NÓNG XEM TẠI ĐÂY
Dây chuyền sản xuất măng khô 2 – sử dụng lò hơi (sấy bằng hơi nước nóng):
Công nghệ sấy bằng lò hơi dựa trên nguyên lý dùng đun sôi nước tạo thành hơi nước nóng. Khi hơi nước đạt nhiệt độ cần thiết thì dùng chính hơi nước đó để sấy khô măng. Công nghệ này ngày càng phổ biến, đặc biệt được áp dụng trong sấy khô nông sản với số lượng cực lớn.
Khi sử dụng lò hơi, sẽ vừa có hơi để luộc măng lại vừa có hơi để sấy khô sản phẩm.
Hệ thống sấy có các thành phần sau:
(dây chuyền sản xuất măng khô)
- Bộ phận tạo nhiệt (phát nhiệt) hay còn gọi là lò hơi
- Bộ phận truyền nhiệt và bộ phận phân tán nhiệt hay còn gọi là quạt tản nhiệt.
- Buồng sấy được xây dựng dạng kết cấu gạch và bê tông hoặc toàn bộ bằng kết cấu vách nhôm nhưng phải thật kín , cách nhiệt và tách riêng biệt với lò đốt. Đây là yêu cầu bắt buộc để lò sấy được vận hành hiệu quả nhất. Có nhiều lựa chọn về diện tích lò như: như 5m3, 10m3, 15-20m3, 30-50m…
- Các phụ kiện khác như: tủ điện điều khiển, giá đỡ nguyên liệu,…
CHI TIẾT VỀ LÒ HƠI SẤY MĂNG TẠI ĐÂY
Ưu điểm khi sử dụng dây chuyền sản xuất măng khô:
- Măng sau khi sấy có mầu đẹp và bảo quản được lâu, không lo bị mốc và hư hỏng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đồng đều chất lượng giữa các mẻ.
- Cho khả năng sản xuất số lượng lớn măng khô/ ngày.
- Giảm chi phí nhân công sản xuất,
- Không bị phụ thuộc vào thời tiết.
- Ngoài sấy khô măng , thiết bị còn sấy được nhiều nông sản khác theo mùa vụ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.