Trong bài viết này, ngoài giới thiệu về nồi chưng cất tinh dầu chùa dù. Tuấn Minh xin chia sẻ về công nghê chưng cất tinh dầu dành riêng cho giống thân thảo này. Vì đây là 1 giống cây quý, không phải khu vực nào cũng nhân giống được nên cần phải thu hồi triệt để lượng tinh dầu có trong nguyên liệu thô.
Tìm hiểu về giống cây Chùa dù:
Trước khi tìm hiểu về nồi chưng cất tinh dầu chùa dù, bà con cùng Tuấn Minh tìm hiểu về đặc tính của loài nguyên liệu này nhé.
Cây chùa dù hay còn được gọi với tên khác là cây kinh giới rừng . Ở nước ta, cây chùa dù sinh trưởng mạnh tại nhiều địa phương như: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai (Bắc Hà, Sapa), Sơn La (Mộc Châu), Hà Giang (Đồng Văn, Yên Minh, Quảng Bạ), Cao Bằng (Trà Lĩnh), Lạng Sơn (Bắc Sơn), Bắc Giang, hoà Bình (Mai Châu). Còn ở các tỉnh phía Nam nước ta cây được trồng ở các tỉnh như: Komtum ( Đắc Giây, Kon Piông), Lâm Đồng (Đà Lạt), Khánh Hòa( Nha Trang).
Trong đó, chùa dù trồng tại Lào Cai (Sapa) được đánh giá là có đa dạng về thành phần hóa học nhất so với các khu vực khác. Do vậy, tinh dầu chùa dù Sapa rất có giá trị đối với y học, cũng như là món quà “vàng” được tặng từ mẹ thiên nhiên.
Đặc biệt giống cây này không có khả năng nhân giống ở điều kiện khí hậu của khu vực đồng bằng Bắc Bộ (đã thí nghiệm trồng thử tại Hà Nội).
Đặc điểm về sinh thái, sinh trưởng của cây:
Chùa dù là 1 loài cây mọc dại ở 1 số tỉnh miền núi phía bắc, trên độ cao khoảng 700 mét trở lên. Chúng mọc tập chung ở các bãi đất trống, ở các sườn đồi dốc, nương rãy bọ bỏ hoang hoặc ven đường. Cây phát triển mạnh ở điều kiện chiếu sáng tốt và có độ ẩm lý tưởng, đặc biệt cây có khả năng chịu rét rất tốt.
Từ tháng 7 đến tháng 10 là mùa ra hoa của cây, còn mùa ra quả là từ tháng 11 – tháng 12. Cây chùa dù có thể mọc lại từ gốc sau mỗi lần thu hoạch nên không tốn nhiều chi phí về giống cây trồng. Tuổi thọ của cây kéo dài từ 7 – 8 năm, 1 ha sẽ cho trên 13 tấn nguyên liệu.
Thời điểm thu hoạch chùa dù để chưng cất tinh dầu sẽ rơi vào tháng 8 – 9. Vì đây là thời điểm hàm lượng tinh dầu trong lá cao nhất, sau đó đến hoa và cành. Đây cũng là giai đoạn nở hoa của cây. Nhưng thực tế bà con vẫn thu hoạch từ tháng 9 – tháng 12.
Thông tin kỹ thuật nồi chưng cất tinh dầu chùa dù:
Tên thiết bị: nồi nấu tinh dầu vuông.
Dung tích: có nhiều lựa chọn, có thể lên tới 1 tấn nguyên liệu/mẻ.
Chất liệu: inox 304 cao cấp không gỉ.
Công nghệ chưng cất: lôi cuốn hơi nước.
Nhiên liệu đốt: củi, trấu, vỏ cây…
Diện tích lắp đặt thiết bị: khoảng 10m2.
1 bộ sản phẩm nồi chưng cất tinh dầu chùa dù gồm có:
- 1 nồi vuông nạp liệu và là nơi diễn ra quá trình chưng cất.
- Nguyên liệu được đặt trên 1 tấm vỉ để tránh tiếp xúc với nước.
- ống dẫn hơi (hay còn gọi là vòi voi) có nhiệm vụ dẫn hơi nước và tinh dầu sang bộ phận ngưng tụ.
- 1 bộ ngưng tụ có chứa năng hóa hơi thành chất lỏng theo nguyên lý hơi nóng gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước. Bộ ngưng tụ có cấu tạo như 1 thùng chứa nước lạnh và ống dẫn hơi được ngâm bên trong. Nước phải được luân chuyển liên tục với nước cũ bằng bơm, nhiệt độ lý tưởng của nước làm mát khoảng 30-35 độ C.
- ống dẫn hơi cũng có nhiều hình dáng cho khách hàng lựa chọn: kiểu ruột gà, ống chum (phổ biến nhất), kiểu hình đĩa (kết hợp giữa kiểu ruột gà và ống chùm).
- Thiết bị phân ly: có nhiệm vụ hứng dung dịch ngưng tụ rồi phân tách riêng tinh dầu ra khỏi nước.
Các ưu điểm vượt trội của nồi nấu tinh dầu hình vuông so với các dạng thiết bị chưng cất tinh dầu khác:
- Lớp vỏ ngoài cách nhiệt nên rất an toàn cho người nấu cũng như bảo toàn được năng lượng. Điều này giúp đẩy nhanh quá trình chưng cất và tiết kiệm được nhiên liệu đốt.
- Nồi vuông có sức chứa lớn nhưng lại hạn chế được chiều cao, điều này giúp bà con dễ vệ sinh và nạp liệu khi chưng cất. Đặc biệt với kích thước dài như chùa dù thì nồi vuông là thiết kế phù hợp nhất.
- Việc hạn chế chiều cao và tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với nhiệt sẽ thúc đẩy quá trình thẩm thấu của hơi nước vào các lớp nguyên liệu. Từ đó, tinh dầu được khếch tán và lôi cuốn theo hơi nước sang bộ ngưng tụ thuận lợi hơn.
- Cho sản lượng tinh dầu cao: Nồi chiết xuất tinh dầu sẽ ảnh hưởng rất lớn về sản lượng tinh dầu thành phẩm vì thiết bị tốt sẽ kiểm soát được: nhiệt độ, khả năng phân bổ hơi và có độ kín đảm bảo hơi không bị thoát ra bên ngoài. Nồi nấu tinh dầu vuông Tuấn Minh được khách hàng đánh giá hàm lượng tinh dầu còn sót lại trong bã cực ít.
- Thiết bị đun củi nên có thể tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp dồi dào và không phụ thuộc vào nguồn điện.
- Có thể chưng cất 1 lượng lớn nguyên liệu trong ngày chỉ với 1 đến 2 mẻ chưng cất.
6 chú ý khi chưng cất tinh dầu chùa dù:
- Nên thu hoạch cây vào sáng sớm vì dưới ánh nắng gay gắt sẽ làm giảm hàm lượng tinh dầu trong cây. Sau đó phơi héo nguyên liệu trong bóng mát (nên phơi trong nhà kho), độ ẩm xuống còn khoảng 65% là hợp lý. Khi chùa dù được làm héo thì các tế bào sẽ dễ bị phá hủy hơn khi tiếp xúc với hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lôi cuốn hơi nước. Ngược lại nếu phơi nguyên liệu quá khô thì sẽ làm hao 1 lượng tinh dầu ra môi trường bên ngoài.
- Vì tinh dầu chùa dù không nằm trong tế bào ở sâu bên trong các mô thực vật nên không cần cắt nhỏ mà có thể để nguyên cây khi chưng cất.
- Nạp liệu không được nén quá chặt mà phải có được độ xốp tự nhiên. Khi bị nén chặt thì hơi nước sẽ không lên đều và không tiếp xúc tốt với khối nguyên liệu. Trong nhiều thí nghiệm đã chứng minh: nguyên liệu không nén và để xốp tự nhiên sẽ cho hiệu suất tinh dầu cao nhất. Lớp nguyên liệu càng bị nén chặt thì hiệu suất chưng cất càng giảm.
- Nên sử dụng tối đa công suất của thiết bị: giúp tiết kiệm thời gian, công sức và nhiên liệu đốt cháy.
- Cho lượng nước hợp lý và phải có khoảng trống cho nước dãn nở khi sôi. Vì nếu nguyên liệu phải tiếp xúc trực tiếp với nước nóng thì 1 hàm lượng tinh dầu không nhỏ sẽ bị hòa tan với nước.
- Không được chưng cất tinh dầu trong thời gian dài mà phải theo bản chất cũng nhưng tính lý hóa của nguyên liệu thô. Tinh dầu rất nhảy cảm với nhiệt và dễ bị phân hủy nếu bị chưng cất trong thời gian dài .
Tác dụng của tinh dầu của chùa dù:
Tinh dầu chùa dù có rất nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Trong y học dân tộc, tinh dầu chùa dù dùng để chữa các bệnh cảm cúm, viêm họng, viêm thận, sát trùng, có trong công thức lá tắm của người Dao… Đây còn là thành phần quan trọng trong bài thuốc chữa sốt rét của dân tộc Dao ở Sapa. Chùa dù cũng là thành phần then chốt trong công thức làm men rượu của dân tộc Dao ở Hà Giang.
Tính đến năm 2021, Tuấn Minh đã chuyển giao nồi chưng cất tinh dầu chùa dù thành công cho rất nhiều bà con trên mọi miền tổ quốc. Nhưng lần lắp đặt cho 1 khách hàng trên Tà Phìn, Sapa vào giữa tháng 12 làm chúng tôi ấn tượng mãi. Bản Tả Phìn là nơi tập trung đông đúc của đồng bào dân tộc người Dao đỏ. Người dân nơi đây rất hiếu khách, khi tới bản chúng tôi đã bắt gặp ngay những nụ cười thân thiện của các em bé vùng cao hồn nhiên và ngây thơ. Cũng như những lời chào hỏi tình cảm của người dân bản địa.
Sa Pa cũng khiến chúng tôi bất ngờ với cảnh sắc lung linh, độc đáo, thơ mộng nhưng lại rất hùng vĩ . Bên cạnh đó, Sapa có rất nhiều phong tục tập quán độc đáo, có những bản sắc văn hóa lâu đời. Đặc biệt là các bài thuốc chữa bệnh và những món ăn ngon với nhiều gia vị của núi rừng.
Thiên nhiên đã ban tặng quý khách nguồn dược liệu quý với nhiều công dụng vượt trội. Nên Tuấn Minh phải có trách nhiệm chế tạo ra thiết bị chưng cất tinh dầu tốt nhất để không lãng phí 1 giọt tinh dầu chùa dù nào!
Hotline hỗ trợ khách hàng Tuấn Minh: 0929.508.668(Mr Hưng)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.