Tủ nấu cơm dùng lò hơi Tuấn Minh có thông tin sau
Không đơn giản như nấu cơm trong gia đình với số lượng người ăn ít. Khi nấu cơm ở quy mô công nghiệp thì nồi nấu phải đảm bảo về 3 yếu tố: nhanh – ngon – kinh tế. Không thể lỉnh kỉnh với 20 nồi nấu điện hoặc củi, Chỉ cần 1 tủ nấu cơm bằng lò hơi sẽ phục vụ lên tới hàng trăm suất ăn vô cùng đơn giản.
Cơm sau khi nấu xong sẽ chín đều và đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện Nay, thiết bị được sử dụng phổ biến tại nhiều cơ sở sản xuất như: nấu rượu có công suất lớn, Canteen (quân đội, trường học), bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, các cơ sở chế biến thực phẩm khác.
Ngoài dùng để nấu cơm tủ còn làm chín được nhiều loại thức ăn khác như: bánh, hải sản, giò, thịt lợn, thịt gà…
Thông số kỹ thuật của Tủ nấu cơm dùng lò hơi như sau :
- Điện áp : 380v/50hz
- Số khay : tùy chọn theo nhu cầu của khách hàng.
- Kích thước khay: 450 x 650x 75mm
- Khả năng nấu mỗi khay: từ 5-6kg gạo
- Hệ thống điện an toàn: 01 bộ
- Thời gian làm chín sản phẩm: 55 -70 phút
- Thời gian bảo hành : 12 tháng.
Ưu điểm của tủ nấu cơm dùng lò hơi:
- Nấu cơm thơm ngon, chín đều, không bị cháy nên sử dụng tối đa cơm thành phẩm mà không bị hao hụt như bị đóng cháy.
- Máy cũng có thể được sử dụng để tiệt trùng cho bát đĩa.
- Hấp giò chả trong thời gian ngắn. (5-8kg/giò chả/khay hấp chín trong 70 – 80 phút)
- Hấp hải sản, thịt gà, lạp xưởng trong vòng 30 phút.
- Hấp bánh bao, bánh giò… khoảng 20 phút
- Lưu ý: Thời gian hấp trên có thể thay đổi tùy vào điều kiện và kích thước thực phẩm cần hấp.
lợi ích khi sử dụng tủ nấu cơm dùng lò hơi:
Dưới đây sẽ là các lý do để Quý khách nên cân nhắc chuyển sang dùng tủ nấu cơm!
Nấu nhanh – chín đều – thơm ngon:
Nấu hấp thực phẩm bằng hơi nước nóng và áp suất nên thực phẩm chín nhanh mà vẫn giữ được nhiều dưỡng chất nhất. Đặc biệt là không bị hiện tượng ”Chỗ sống – chỗ chín” mà toàn bộ gạo được nấu sẽ chín đều.
Đảm bảo nấu số lượng cơm lớn mà không có lớp cháy dưới khay:
Không chỉ nấu số lượng lớn, tủ nấu cơm còn cải thiện được nhược điểm của nồi nấu cơm điện là có lớp cháy ở đáy nồi. Khi không có lớp cháy, người nấu sẽ thu được tối đa cơm thành phẩm.
Có thể nấu vài trăm suất ăn trong 1 lần nấu với thời gian từ 55 – 70 phút:
Trước đây thay vì nấu cho 300 người ăn thì phải có hơn 30 nồi cơm điện công nghiệp. Nhưng nếu sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp bằng lò hơi thì chỉ sau 55 – 70p là nấu xong. Ngoài ra còn không bị phụ thuộc vào nguồn điện như nồi cơm điện. Đặc biệt chỉ cần 1 người vận hành là có thể hoàn thành việc nấu cơm dễ dàng.
An toàn và giảm sức lao động cho người dùng:
Vì có thiết kế 2 lớp trong đó có lớp ngoài là cách nhiệt nên vừa chống thất thoát nhiệt giúp nấu nhanh hơn lại không gây bỏng cho người sử dụng nếu vô tình trạm phải. Đặc việt vào những ngày hè nóng bức sẽ không bị cảm giác nóng bức khó chịu tỏa ra từ tủ nấu cơm.
Sản phẩm có thiết kế gọn gàng, hiện đại và sang trọng: với thiết kế dáng tủ đứng và có chất liệu inox sáng bóng nên rất sang trọng và tinh tế. Đặc biệt vì dáng tủ đứng nên không mất diện tích và rất dễ vệ sinh với chất liệu inox.
Hướng dẫn sử dụng tủ nấu cơm dùng lò hơi:
Bước 1: Trước khi nấu cơm, vệ sinh tủ và các khay nhôm. Kiểm tra lượng nước trong bể chứa thanh đốt, mở các đường cấp nước
Bước 2: Kết nối tủ với nguồn nước, luôn mở van để nước được bơm tự động suốt quá trình nấu.
Bước 3: Gạo đã làm sạch và cho gạo vào khay. Tùy từng công suất của tủ để cho lượng gạo phù hợp với khay chứa, dàn đều gạo. Sau khi cho gạo vào khay, đẩy các khay vào khe rãnh của tủ đã được định vị sẵn trong thiết bị một cách ngay ngắn. Đóng tủ cài chắc chắn các chốt cài, Đóng kín cửa tủ, cài đủ chốt khóa để tủ kín hơi. Bật công tắc cho tủ vận hành.
Bước 4: Khoảng 45 -50 phút là cơm ang (không tính 20 phút làm nóng tủ). Sau khi cơm ang, không mở tủ ra ngay mà chờ từ 5 đến 10 phút cho lượng nhiệt của tủ hạ xuống. Tránh trường hợp xả hơi vào người gây bỏng. Đứng xa tủ và sử dụng ang tay bảo hộ để đảm bảo an toàn. Cuối cùng là bạn mở tủ rút từng khay cơm ra
Những lưu ý khi sử dụng tủ nấu cơm dùng lò hơi:
- Không mở tủ trong khi đang nấu cơm vì sẽ dễ gây bỏng.
- Trong khi nấu cơm, cần lưu ý đến lượng nước trong bể chứa thanh nhiệt. Nếu cạn phải bổ sung ngay tránh nước cạn thì thanh nhiệt sẽ bị cháy.
- Để tủ hoạt động lâu dài, ổn định bạn nên vệ sinh tủ mỗi ngày. Tránh để thực phẩm rơi vãi bên trong mặt tủ, nên vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần chế biến các loại thực phẩm khác nhau.
- Phải ngắt điện trước khi vệ sinh, nếu nguồn điện còn cắm thì phải rút ra.
- Khi máy có vấn đề, Cần liên hệ ngay với nhà sản xuất. Không để người không có khả năng chuyên môn mở máy, sửa chữa, tháo lắp một cách tùy tiện.
Tìm hiểu về lò hơi:
Đây là thiết bị cấp nhiệt cho tủ nấu cơm dùng lò hơi. 1 lò hơi có thể cấp nhiều cho nhiều thiết bị cùng 1 lúc!
Thông tin về lò hơi Tuấn Minh:
- Tên sản phẩm: lò hơi nằm ngang, lò hơi dạng đứng
- Nhiên liệu đốt: Đốt cháy đa nhiên liệu, sử dụng triệt để các phế phẩm có sẵn của nông, lâm nghiệp như : củi, trấu, bã mía, gỗ vụn, vỏ hạt điều, vỏ và bã cà phê, vải vụn, mùn cưa,…Do đó, thiết bị có chi phí nhiên liệu rất rẻ.
- Công suất: tùy theo nhu cầu của khách hàng.
- Lựa chọn kiểu lò: Lò hơi ống nước hoặc lò hơi ống lửa
Nguyên lý hoạt động của lò hơi như sau:
Sử dụng nguyên liệu đốt để đun sôi nước trong lò để tạo thành hơi nước. Sau đó, Hơi nước bay lên vào 1 bình góp hơi kín ( hay còn gọi là bình tích hơi hoặc bình chia hơi) tạo thành hơi nước bão hòa. Hơi nước bão hòa có nhiệt độ từ 100 – 185 độ hoặc hơn tùy theo kết cấu lò. Khi đủ áp xuất, bình góp hơi sẽ dẫn hơi nóng chia đến tủ nấu cơm hoặc các thiết bị cần nhiệt khác. 1 lò hơi sẽ phục vụ được nhiều thiết bị cùng 1 lúc.
Cấu tạo của lò hơi:
- Thân lò: Chịu nhiệt, chịu áp suất cao.
- Ruột lò (cụm sinh hơi) : chịu ăn mòn, chịu nhiệt. Ruột lò có nhiều dạng khác nhau tùy vào kiểu đốt (dạng ống nước, dạng ống lửa, dạng tổ hợp có cả ống nước và ống lửa).
- Vỏ nồi hơi: là phần hình trụ bên ngoài của lò chứa áp suất và chịu được áp suất cao. Ngoài ra, vỏ lò cách nhiệt rất tốt để đảm bảo an toàn và tránh thất thoát nhiệt ra bên ngoài.
- Buồng đốt vật liệu cháy truyền nhiệt đun sôi nước để sinh hơi.
- Bơm cao áp: dùng để bơm nước tuần hoàn.
- Van điều áp ( van an toàn): mở khi có áp suất cao tránh bị nổ lò.
- Các thiết bị khác như: tủ điện, quạt, kính ngắm, đồng hồ báo áp suất, bộ hâm nước, sấy không khí, lọc bụi khô, lọc bụi ướt, ống khói…
Quý khách cần tư vấn thêm về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với Tuấn Minh theo thông tin sau:
Xưởng sản xuất và chưng bày tủ nấu cơm dùng lò hơi tại
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ TUẤN MINH
Địa chỉ : Số nhà 30 Đường Miền Đông – Thôn Thượng – Xã Cự Khê – Huyện Thanh Oai – Hà Nội
CSKH 24/7: 0929.508.668
Email: thietbiagt@gmail.com
https://thietbituanminh.com/danh-muc-san-pham/day-chuyen-san-xuat-ruou/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.