Thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu quy mô trên 300 lít trong ngày.

Chưng cất lôi cuốn hơi nước có nồi hơi riêng bằng củi

Tinh dầu là 1 trong những sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao. Vì hiện nay tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong đời sống con người và có mặt trong nhiều nghành như dược phẩm, mỹ phẩm và gia vị. Trường hợp, doanh nghiệp chưa biết cách thu hồi tinh dầu thì rất khó đạt được lợi nhuận cao. Vì sản lượng và chất lượng tinh dầu phụ thuộc hoàn toàn vào 2 yếu tố thiết bị và thực vật thô. Do vậy bước thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu cực kỳ quan trọng. Đây là bài toán cần được giải quyết đầu tiên khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Để Qúy khách không phạm phải sai lầm về thiết bị, Tuấn Minh sẽ chia sẻ kinh nghiệm cực chi tiết trong bài viết này!

Các phương pháp chưng cất tinh dầu hiện nay:

  1. Phương pháp cất lôi cuốn hơi nước.
  2. Phương pháp chiết xuất bằng dung môi.
  3. Phương pháp ướp.
  4. Phương pháp ép (ép nguội, ép lạnh).

Trong 4 phương pháp trên thì phương pháp số 1 là phổ biến nhất vì áp dụng cho rất nhiều loại tinh dầu khác nhau, đặc biệt là cây cỏ. Phương pháp chưng cất tinh dầu bằng lôi cuốn hơi nước là cách duy nhất cho tinh dầu nguyên chất 99% vì không sử dụng hóa chất.

Trong bài viết này, Tuấn Minh sẽ đề cập thiết bị chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước.

thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu
thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu

Hệ thống chưng cất tinh dầu lôi cuốn hơi nước gồm những thiết bị nào?

  1. Bộ phận tạo nhiệt: lò hơi, giàn phân phối hơi. Ở quy mô lớn, lò hơi sẽ được sử dụng nhiều hơn vì dễ cơ khí hóa sản xuất, công nhân không mất nhiều sức lực và rút ngắn được thời gian chưng cất. Ưu điểm quan trọng khách của lò hơi là rất phù hợp với nguyên liệu chịu nhiệt kém, khắc phục hiện tượng cháy khê nguyên liệu thô. 1 lò hơi có thể phục vụ cho nhiều thiết bị 1 lúc bằng giàn chia hơi nên hiệu suất làm việc cực hiệu quả.

Nếu ở quy mô trung bình: sẽ sử dụng chưng cất không có nồi hơi riêng. Tức là nguyên liệu và nước cùng chung 1 nồi nhưng được tách biệt bằng 1 vỉ inox nhiều lỗ. Phương pháp này sẽ cho hiệu suất chưng cất thấp hơn phương pháp dùng lò hơi.

  1. Nồi chưng cất: được làm hoàn toàn từ inox 304. Trong đó:
  • Có cửa nạp nhiên liệu phía trên và cửa xả liệu sau khi chưng cất phía dưới.
  • Có tích hợp: van an toàn, đồng hồ đo áp suất…
  • Bảo ôn bằng bông thủy tinh.
  • Ngoài ra còn có các chốt khóa, gioăng… giúp không bị rò hơi thất thoát tinh dầu khi chưng cất.
  1. Bộ phận làm lạnh: kiểu ống chùm hoặc ruột gà (thường là ống chùm). Nước làm lạnh được hồi lưu nhờ 1 tháp giải nhiệt.
  2. Thiết bị phân ly: dùng để tách tinh dầu và nước. Thiết bị hoạt động theo nguyên lý phân lớp bởi tinh dầu nhẹ hơn nước nên nổi lên trên, hoàn toàn không bị hòa lẫn vào nhau.

Tính toán xác định thể tích thiết bị:

Ở bước này, quý khách nên nhờ sự tư vấn của bên chế tạo thiết bị. Khi lựa chọn được thể tích phù hợp sẽ giúp nhà sản xuất không bị lãng phí chi phí đầu tư, nhiên liệu đốt và không gian lắp đặt. Các thông tin cần cung cấp cho nhà chế tạo nồi chưng cất tinh dầu:

  1. loại tinh dầu chế biến?
  2. Công suất chưng cất trong 1 ngày.
  3. Nguồn điện đang sử dụng.
  4. Không gian lắp đặt.
  5. Nguồn nước đang sử dụng (nước sử dụng cho lò hơi là nước mềm).

(Nước mềm là nước cứng đã được xử lý để loại bỏ những tạp chất như: cation Ca2+, Mg2+ bằng những phương pháp khác nhau).

Nồi nấu tinh dầu vuông bằng củi công nghệ mới
noi-nau-tinh-dau-vuong-bang-cui-cong-nghe-moi

Các mẫu mã nồi chưng cất tinh dầu hiện nay?

Hiện nay nồi chưng cất tinh dầu được chế tạo theo 2 kiểu chính sau:

  1. Nồi chưng cất tinh dầu hình trụ có nắp dạng chóp nón: có diện tích lắp đặt nhỏ nhưng lại có nhược điểm về chiều cao. Phù hợp với doanh nghiệp chưng cất nguyên liệu có kích thước nhỏ như: quế, vỏ của các loại quả có múi, cánh hoa…
  2. Nồi chưng cất tinh dầu hình vuông: có chiều cao thấp nhưng sức chứa cực khủng lên tới 1 tấn nguyên liệu trên mẻ. Thiết bị này có 1 hạn chế là yêu cầu diện tích lắp đặt rộng hơn. Do vậy, nồi vuông phù hợp với các loại nguyên liệu có kích thước lớn như: sả, hương nhu, màng tang…

Các chú ý về thu hoạch và chế biến sơ bộ nguyên liệu:

  1. Cần thu hoạch nguyên liệu lúc trong thực vật chứa nhiều tinh dầu và chất lượng nhất. Thường nguyên liệu thô được thu hoạch lúc sáng sớm vì lượng tinh dầu giảm dần từ sáng đến tối.
  2. Trong lúc thu hoạch yêu cầu không làm dập nát nguyên liệu và tránh lẫn tạp chất.
  3. Trừ 1 số loại thực vật chưng cất tinh dầu ở dạng khô còn lại là thu hoạch xong mang về cơ sở phải chế biến ngay. Do vậy vùng nguyên liệu không nên cách xa khu vực chế biến quá 20km.
nồi nấu tinh dầu 100 lít chất lượng cao
noi-nau-tinh-dau-100-lit-chat-luong-cao

3 yêu cầu về kỹ thuật chiết xuất tinh dầu:

  1. Tinh dầu thành phẩm phải có mùi hương tự nhiên ban đầu của nguyên liệu.
  2. Quy trình chế biến khoa học, hợp lý, thuận lợi và nhanh chóng.
  3. Phải thu được triệt để tinh dầu trong nguyên liệu: tỷ lệ tinh dầu bị thất thoát ra bên ngoài hoặc tồn dư trong bã sau khi chưng cất càng thấp càng tốt.

Quy trình chưng cất tinh dầu:

Gồm 4 bước cơ bản như sau:

Bước 1:

sơ chế nguyên liệu thô và tiến hành kiểm tra thiết bị chưng cất trước khi vận hành. Bước này rất quan trọng vì sơ chế sẽ giúp tinh dầu đạt chuẩn không nhiễm tạp chất và giúp rút ngắn thời gian chưng cất. Đối với thiết bị cần kiểm tra các hạng mục sau: kiểm tra nắp, vòi voi có kín không, phần ngưng tụ có bị tắc hay xuất hiện rò rỉ không, cuối cùng là vệ sinh thiết bị trước khi cho nguyên liệu vào chưng cất.

Bước 2:

nạp nguyên liệu, có thể làm ẩm nguyên trước khi cho vào thiết bị giúp quá trình chiết xuất thuận lợi hơn. Có 2 cách nạp liệu là dùng thiết bị hỗ trợ (tời, cẩu trục) hoặc thủ công bằng tay. Nguyên liệu có thể cho vào trực tiếp hoặc gián tiêp qua 1 lồng chứa. chú ý ở bước này là:

+ nguyên liệu cho vào không được nén quá chặt vì sẽ làm cản hơi khiến khó phân phối đều trong toàn bộ khối nguyên liệu.

+ ngược lại, nguyên liệu cũng không được xếp quá lỏng vì vừa tốn diện tích, nhiên liệu do hơi phải đi qua chỗ không có nguyên liệu gây lãng phí.

+ Nếu là lá, cỏ thì có thể nén chặt nhưng trước khi nén phải xổ bung chứ không để theo bó tránh hiện tượng rỗng cục bộ.

Bước 3:

chưng cất, sau khi đã cho nguyên liệu vào thiết bị, đóng nắp và đảm bảo độ kín tuyệt đối. tiếp theo, người vận hành mở van hơi từ từ để đuổi không khí trong thiết bị và làm hơi được phân phối đều nhất. Ngoài ra, việc mở van từ từ cũng giúp nguyên liệu không bị cuốn theo hơi gây tắc ống.

Bước 4:

ngưng tụ, khi hơi nước + tinh dầu bốc lên từ lớp nguyên liệu và di chuyển qua bình ngưng tụ. Qúy khách cần chú ý đến nhiệt độ bình ngưng vì nếu nhiệt độ quá nóng sẽ dễ dẫn tới hiện tượng tinh dầu bị hòa tan với nước. Nhiệt độ lý tưởng cho quá trình ngưng tụ là từ 30 -40 độ C. Chúng ta điều chỉnh nhiệt độ bằng cách điều chỉnh tốc độ nước làm lạnh. Để xác định quá trình chưng cất đã kết thúc hay chưa, Chúng ta sẽ lấy 1 chút dung dịch ngưng tụ nhỏ lên mặt kính, nếu còn xuất hiện vàng dầu thì vẫn phải chưng cất tiếp.

Các chú ý không nên bỏ qua về chưng cất tinh dầu:

  1. 1 số nguyên liệu phải nghiền nhỏ trước khi chưng cất nên rất dễ bị tắc ở ống dẫn hơi. Vì vậy nhưng loại nguyên liệu này phải tránh hiên tượng sôi sục trào bọt lên.
  2. Vật liệu nồi ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tinh dầu nhất là về mầu sắc vì 1 số kim loại có phản ứng với tinh dầu ở nhiệt độ cao.
  3. Tinh dầu cũng rất dễ hấp thụ mùi lạ nên thiết bị phải được vệ sinh kỹ trước khi chưng cất. Đặc biệt khi thay đổi nguyên liệu chưng cất ở mẻ sau.
  4. 1 thiết bị chưng cất tinh dầu tốt thì phải có tính cách nhiệt tốt để tiết kiệm năng lượng.
dây chuyền thiết bị chưng cất tinh dầu quế
dây chuyền thiết bị chưng cất tinh dầu quế

Kêt luận về thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu:

thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu đúng đắn sẽ quyết định tới năng suất cũng như chất lượng của tinh dầu. Việc lựa chọn dung tích thiết bị cần phải phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Để không phạm sai lầm ở bước này, Qúy khách nên chủ động liên hệ với nhà sản xuất để được tư vấn về:

  1. Dung tích thiết bị.
  2. Kiểu hình dáng thiết bị.
  3. Diện tích lắp đặt cần thiết.
  4. Công nghệ chưng cất.
  5. Tổng chi phí đầu tư thiết bị.
  6. Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị.

Số Hotline đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu uy tín chuyên nghiệp nhất hiện nay: 0929.508.668 (Mr Hưng – thiết bị Tuấn Minh).

https://thietbituanminh.com/category/chia-se-cong-nghe/page/4/

1 thoughts on “Thiết kế hệ thống chưng cất tinh dầu quy mô trên 300 lít trong ngày.

  1. Pingback: Tinh Dầu Hương Ngàn 1 Món Qùa Của Non Cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.