TÌM HIỂU VỀ LÊN MEN RƯỢU DỊCH HÓA | 2024

lên men rượu dịch hóa

Trong chủ đề ngày hôm nay, Thiết bị Tuấn Minh sẽ giới thiệu tới Quý vị về một phương pháp lên men rượu rất sáng tạo. Nhằm khắc phục các nhược điểm của phương pháp truyền thống. Đó chính là phương pháp lên men rượu dịch hóa. Đây là thành quả dày công nghiên cứu của các chuyên gia rượu đầu ngành. 

Cả 2 phương pháp đều dựa trên hiện tượng chuyển hóa đường thành rượu trước khi đem đi chưng cất. Nhưng mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. 1 bên là tinh hoa ông cha ta để lại, 1 bên là dựa vào truyền thống cốt lõi để phát triển. Vậy phương pháp lên men sáng tạo mới này là gì, có thực sự là giải pháp thiết yếu cho ngành rượu nước ta?

Hãy cùng tìm câu trả lời cùng Tuấn Minh ngay trong bài viết này nhé!

bí quyết nấu rượu gạo thành công
bí quyết nấu rượu gạo thành công

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN RƯỢU TRUYỀN THỐNG 

Quy trình lên men rượu truyền thống gồm 2 giai đoạn, đó là lên men ủ khô và lên men ủ ướt. Trong đó:

-Ủ khô: ngũ cốc sau khi được nấu chín và nhiệt còn ấm tay sẽ tiến hành rắc men. Trước khi rắc men, nguyên liệu được trải trên bề mặt phẳng. Sau 4-5 quá trình này sẽ hoàn tất. Nhiệm vụ của ủ khô chính là chuyển hóa tinh bột thành đường.

– Ủ ướt (kỵ khí): Sau khi hoàn thành xong bước ủ khô, chúng ta sẽ cho nguyên liệu vào các thùng chứa và bổ sung thêm nước. Khoảng 7-15 ngày, Đường đã chuyển sang rượu hoàn toàn thì đem đi chưng cất. Nhằm tách rượu ra khỏi hỗn hợp trên.

Nhược điểm của phương pháp này

Mặc dù vẫn có 1 số nhược điểm nhưng nhiều cơ sở từ nhỏ đến lớn vẫn gìn giữ và tôn trọng phương pháp này. Vì lên men rượu truyền thống mang giá trị văn hóa lâu đời và rượu thu về có hương vị rất đặc biệt. Mỗi vùng miền lại có 1 loại men riêng nhưng cách làm là giống nhau. Do đó, khi “nâng cấp” thì chúng ta vẫn phải dựa vào bản chất cốt lõi để phát triển. Dưới đây là 1 số hạn chế mà các nhà chưng cất sẽ gặp phải trong quá trình lên men:

1/ Thời gian lên men dài và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, …). Bên cạnh đó, việc kiểm soát các yếu tố môi trường cũng không thể chính xác. Do đó, tính nhất quán về hương vị giữa các mẻ rượu cũng có nhiều biến động.

2/ Người thực hiện cần có kinh nghiệm về quan sát – nhận biết và quyết định kết thúc các giai đoạn. Bởi nếu không có kinh nghiệm rất có thể dẫn tới rượu bị chua, độ cồn và hiệu suất thu hồi thấp,… Ở quy mô chưng cất lớn thì cần rất nhiều nhân lực theo dõi sát sao liên tục trong giai đoạn này.

3/Tốn nhiều dụng cụ hỗ trợ như: bàn giải men (ủ khô), thùng chứa (ủ ướt) và mặt bằng chứa các dụng cụ trên.

4/Phương pháp lên men truyền thống phù hợp với ngũ cốc. Không phù hợp khi nấu rượu bằng các nguyên liệu khác,…

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN RƯỢU DỊCH HÓA

Lên men rượu dịch hóa là phương pháp sử dụng enzyme, để kích thích quá trình lên men. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa tinh bột thành đường. Đặc biệt cả quá trình lên men chỉ diễn ra trong 1 thùng chứa. Dựa vào nồng độ PH mà nhà thực hiện sẽ tiến hành rắc men để chuyển hóa đường thành rượu. 

Ưu điểm của lên men rượu dịch hóa

Lên men bằng enzym, một phương pháp sản xuất rượu hiện đại, mang lại nhiều ưu điểm so với phương pháp lên men truyền thống. Dưới đây là một số ưu điểm chính của phương pháp này:

1/So với cách làm truyền thống thì lên men dịch hóa có thời gian ngắn hơn. Khoảng 12-15 ngày đã hoàn thành. Điều này giúp giảm thời gian sản xuất và hạn chế phát sinh các tạp chất không mong muốn.

2/Dựa vào độ PH để tiến hàng rắc men, nồng độ PH có thể đo đếm được dựa vào thiết bị đo. Do đó, việc kiểm soát kết quả lên men chính xác hơn.

3/Rượu chưng cất từ lên men dịch hóa vẫn cho rượu thành phẩm với hương vị tinh tế và mang nét đặc trưng vốn có của rượu.

4/ Với quy trình lên men enzyme khép kín giúp chúng ta dễ quản lý và tự động hóa cho quy mô lớn. Giúp giảm thiểu sức người và tối ưu hóa sản xuất.

5/Tiết kiệm chi phí sản xuất và không gian sản xuất. Bởi không tốn chi phí mặt bằng và dụng cụ phục vụ cho quá trình lên men khô.

6/ Phương pháp này không chỉ phù hợp với nấu rượu bằng ngũ cốc mà còn phù hợp với rượu trái cây, mật mía,…

Nhược điểm của lên men rượu dịch hóa là gì?

Nhược điểm của phương pháp này chính là thiếu người hướng dẫn do còn rất mới lạ. Nếu không được chia sẻ và hướng dẫn thực hành thì sẽ gặp nhiều thất bại rủi ro. Sự lựa chọn giữa hai phương pháp này sẽ phụ thuộc vào mục tiêu sản xuất và điều kiện cụ thể của mỗi nhà chưng cất rượu. Do đó, Quý vị đang quan tâm tới phương pháp lên men rượu dịch hóa thì hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được hỗ trợ nhanh chóng!

HÌNH ẢNH CÁC DỰ ÁN LÊN MEN RƯỢU DỊCH HÓA ĐƯỢC BÀN GIAO THÀNH CÔNG BỞI TUẤN MINH 

=====================================

Công ty CP Thiết bị Tuấn Minh – trực thuộc Agritech 

Văn phòng làm việc: số 70 gần nhà văn hóa thôn Thượng, Cự Khê , Thanh Oai, Hà Nội 

Xưởng sản xuất: số 2 ngõ 4, đường Miền Đông, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội 

Hỗ trợ kỹ thuật: 096.403.1441 

Chăm sóc khách hàng: 033. 523. 9295 

Bộ phận kinh doanh: 0962.283.555/ 0929.50.8668 

Hotline: 0962283555

Phụ trách khu vực miền Trung: 0899 500 668 

Email: thietbiagt@gmail.com 

Thiết Bị Tuấn Minh Tư Vấn Từ Tâm – Kinh Nghiệm Thực Chiến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.
.